5. Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương

Mệnh đề (Q Rightarrow P)được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề (P Rightarrow Q). Nếu cả hai mệnh đề (P Rightarrow Q) và (Q Rightarrow P) đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Kí hiệu là (P Leftrightarrow Q).

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa: Mệnh đề QPđược gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PQ.

+  Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.

Ví dụ: “Nếu a=2 thì a24=0” là mệnh đề đúng.

 “Nếu a24=0 thì a=2” là mệnh đề sai

+ Nếu cả hai mệnh đề PQQP đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Kí hiệu là PQ.

+ Các cách phát biểu mệnh đề PQ:

  • “P tương đương Q”
  • “P khi và chỉ khi Q”
  • “P nếu và chỉ nếu Q”
  • “P là điều kiện cần và đủ để có Q”
  • “Q là điều kiện cần và đủ để có P”

2. Ví dụ minh họa

Xét hai mệnh đề:

P: “Tứ giác ABCD là hình vuông”

Q: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”

+ Phát biểu PQ và mệnh đề đảo:

Mệnh đề PQ là: “Nếu tứ giác ABCD là hình vuông thì nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”

Mệnh đề QP là: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau thì nó là hình vuông”

+ Xét tính đúng – sai:

Mệnh đề PQQP đều đúng.

Do đó P và Q là hai mệnh đề tương đương, ta viết PQ

+ Phát biểu mệnh đề PQ

“Tứ giác ABCD là hình vuông là điều kiện cần và đủ để nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”

“Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mệnh đề và tập hợp

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác