2. Sự biến thiên của hàm số bậc hai.

\(a > 0\) Hàm số nghịch biến trên \(( – \infty ; – \frac{b}{{2a}})\), đồng biến trên \(( – \frac{b}{{2a}}; + \infty )\)

1. Lý thuyết

Cho hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\;(a \ne 0)\)

 

Trên khoảng \(( – \infty ; – \frac{b}{{2a}})\)

Trên khoảng \(( – \frac{b}{{2a}}; + \infty )\)

\(a > 0\)

Hàm số nghịch biến

Hàm số đồng biến

\(a < 0\)

Hàm số đồng biến

Hàm số nghịch biến

+ Bảng biến thiên

 + Chú ý

Từ bảng biến thiên, ta thấy

Khi \(a > 0\), hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng \( – \frac{{{b^2} – 4ac}}{{4a}}\) tại \(x =  – \frac{b}{{2a}}\) và hàm số có tập giá trị là \([ – \frac{{{b^2} – 4ac}}{{4a}}; + \infty )\)

Khi \(a < 0\), hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng \( – \frac{{{b^2} – 4ac}}{{4a}}\) tại \(x =  – \frac{b}{{2a}}\) và hàm số có tập giá trị là \(( – \infty ; – \frac{{{b^2} – 4ac}}{{4a}}]\)

 

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Xét sự biến thiên của hàm số \(y = {x^2} + 2x + 2\)

Hàm số \(y = {x^2} + 2x + 2\) có \(a = 1,b = 2,c = 2\)

\( \Rightarrow  – \frac{b}{{2a}} =  – \frac{2}{{2.1}} =  – 1;y( – 1) = {( – 1)^2} + 2.( – 1) + 2 = 1\)

Bảng biến thiên

 

Hàm số đồng biến trên \(( – 1; + \infty )\), nghịch biến trên \(( – \infty ; – 1)\)

 

Ví dụ 2. Lập bảng biến thiên và tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số \(y =  – {x^2} + 2x\)

Hàm số \(y =  – {x^2} + 2x\) có \(a =  – 1,b = 2,c = 0\)

\( \Rightarrow  – \frac{b}{{2a}} =  – \frac{2}{{2.( – 1)}} = 1;y(1) =  – {1^2} + 2.1 = 1\)

Bảng biến thiên

Hàm số đồng biến trên \(( – \infty ;1)\), nghịch biến trên \((1; + \infty )\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mệnh đề và tập hợp

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác