3. Hiệu của hai tập hợp. Phần bù

Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: (A{rm{backslash }}B)

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa: hiệu của A và B

Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.

+ Kí hiệu: \(A{\rm{\backslash }}B\)

\(A{\rm{\backslash }}B = \{ x \in A|x \notin B\} \)

+ Định nghĩa: Phần bù

Nếu \(A \subset B\) thì hiệu \(A{\rm{\backslash }}B\) gọi là phần bù của A trong B.

+ Kí hiệu: \({C_B}A\)

+ Biểu đồ Ven

 

+ Xác định hiệu của A và B

Bước 1: Biểu diễn hai tập hợp đó trên trục số.

Bước 2: Gạch bỏ những phần thuộc B trong A. Khi đó phần không bị gạch là hiệu của A và B.

 

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho tập hợp \(C = \{ 2;3;5;7\} \) và \(D = \{  – 1;3;4;5;9\} \)

Tập hợp \(C{\rm{\backslash }}D = \{ 2;7\} \)

Ví dụ 2. Cho tập hợp \(A = ( – 3;5]\) và \(B = [1; + \infty )\). Xác định \(A{\rm{\backslash }}B\) và \({C_\mathbb{R}}\left( {A \cap B} \right)\).

 

Vậy \(A{\rm{\backslash }}B = ( – 3;1)\)

Ta có: \(A \cap B = ( – 3;5] \cap [1; + \infty ) = [1;5]\)

Suy ra \({C_\mathbb{R}}\left( {A \cap B} \right) = \mathbb{R}{\rm{\backslash }}[1;5] = ( – \infty ;1) \cup (5; + \infty )\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mệnh đề và tập hợp

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác