20. Trừ hai số thập phân

Tính. Đặt tính rồi tính:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Tính: 

 

Phương pháp giải:

 – Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.

– Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Đặt tính rồi tính:

a) \(72,1 – 30,4\);               b) \(5,12 – 0,68\);              c) \(69 – 7,85\).

Phương pháp giải:

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.

– Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Lưu ý với câu c: Coi \(69 = 69,00\) ta thực hiện phép tính \(69,00 – 7,85\) như bình thường.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Một thùng đựng \(28,75 kg\) đường. Người ta lấy từ thùng đó ra \(10,5kg\) đường, sau đó lại lấy ra \(8kg\) đường nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Phương pháp giải:

– Tính số đường đã lấy ra : \(10,5kg + 8kg\) 

– Tính số đường còn lại \(=\) số đường ban đầu \(-\) số đường đã lấy ra.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Thùng đựng: 28,75 kg đường

Lấy ra: 10, 5 kg đường

Lấy ra: 8kg đường nữa

Còn lại: … kg đường?

Bài giải

Người ta lấy ra tất cả số ki-lô-gam đường là:

               \(10,5 + 8 = 18,5 \;(kg)\)

Trong thùng còn lại số ki-lô-gam đường là:

               \(28,75 – 18,5 =10,25 \;(kg)\)

                            Đáp số: \(10,25kg\) đường.

Lý thuyết

a) Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC dài \(4,29m\), trong đó đoạn thẳng AB dài \(1,84m\). Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?

Ta phải thực hiện phép trừ:   \(4,29 – 1,84 =\; ?\; m\)

Ta có:       \(4,29m = 429 cm \)  

                \(1,84m = 184 cm\)

                \(\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{429\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,}\\{184\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,245\,\,(cm)}\end{array}\\245cm = 2,45m\end{array}\)

 Vậy:        \(4,29 – 1,84 = 2,45 \;(m).\)

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

                 \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{4,29\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,}\\{1,84\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,2,45\,\,(m)}\end{array}\)

 Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

 Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

b) Ví dụ 2:    \(45,8 – 19,26 = \;?\)

                 \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \,\,\begin{array}{*{20}{c}}{\,45,8\,\,\,\,\,}\\{19,26\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,26,54}\end{array}\)

 Coi \(45,8\) là \(45,80\) rồi trừ như trừ các số tự nhiên.

 Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ.

Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.

– Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như trừ các số tự nhiên.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN