7. Bài 4: Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Đề bài

Câu 1 :

Tính \(125 – 200\)

  • A.

    $ – 75$                         

  • B.

    $75$

  • C.

    $ – 85$

  • D.

    $85$

Câu 2 :

Chọn câu đúng

  • A.

    $170 – 228 = 58$

  • B.

    $228 – 892 < 0$

  • C.

    $782 – 783 > 0$   

  • D.

    $675 – 908 >  – 3$

Câu 3 :

Kết quả của phép tính \(898 – 1008\)  là

  • A.

    Số nguyên âm

  • B.

    Số nguyên dương

  • C.

    Số lớn hơn \(3\)

  • D.

    Số \(0\)

Câu 4 :

Tìm \(x\)  biết \(9 + x = 2.\)

  • A.

    $7$    

  • B.

    $ – 7$

  • C.

    $11$

  • D.

    $ – 11$

Câu 5 :

Giá trị của \(x\) thỏa mãn \( – 15 + x =  – 20\)

  • A.

    $ – 5$

  • B.

    $5$

  • C.

    $ – 35$

  • D.

    $15$

Câu 6 :

Tính giá trị của \(A = 453 – x\) biết \(x = 899.\)

  • A.

    $1352$

  • B.

    $ – 1352$

  • C.

    $ – 456$    

  • D.

    $ – 446$

Câu 7 :

Tính \(M = 90 – \left( { – 113} \right) – 78\) ta được:

  • A.

    $M > 100$

  • B.

    $M < 50$

  • C.

    $M < 0$                          

  • D.

    $M > 150$

Câu 8 :

Gọi \({x_1}\)  là giá trị thỏa mãn \( – 76 – x = 89 – 100\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(x – \left( { – 78} \right) = 145 – 165.\) Tính \({x_1} – {x_2}.\)

  • A.

    $33$

  • B.

    $ – 100$

  • C.

    $163$

  • D.

    $ – 163$

Câu 9 :

Kết quả của phép trừ: \(\left( { – 47} \right) – 53\) là:

  • A.
    \(6\)
  • B.
    \( – 6\)
  • C.
    \(100\)
  • D.
    \( – 100\)

Câu 10 :

Đơn giản biểu thức: \(x + 1982 + 172 + \left( { – 1982} \right) – 162\) ta được kết quả là:

  • A.

    $x – 10$

  • B.

    $x + 10$

  • C.

    $10$

  • D.

    $x$

Câu 11 :

Tổng \(\left( { – 43567 – 123} \right) + 43567\)  bằng:

  • A.

    \( – 123\)

  • B.

    \( – 124\)

  • C.

    \( – 125\)

  • D.

    \(87011\)

Câu 12 :

Bỏ ngoặc rồi tính $5-\left( {4-7 + 12} \right) + \left( {4-7 + 12} \right)$ ta được

  • A.

    \( – 13\) 

  • B.

    \(5\)

  • C.

    \( – 23\)

  • D.

    \(23\)

Câu 13 :

Chọn câu trả lời đúng nhất. Giá trị của \(P = 2001-\left( {53 + 1579} \right)-\left( { – 53} \right)\) là

  • A.

    là số nguyên âm

  • B.

    là số nguyên dương

  • C.

    là số nhỏ hơn \( – 2\)

  • D.

    là số nhỏ hơn \(100\)

Câu 14 :

Biểu thức \(a – \left( {b + c – d} \right) + \left( { – d} \right) – a\) sau khi bỏ ngoặc là

  • A.

    \( – b – c\)

  • B.

    \( – b – c – d\) 

  • C.

    \( – b – c + 2d\)

  • D.

    \( – b – c – 2d\)

Câu 15 :

Bỏ ngoặc rồi tính $30 – \left\{ {51 + \left[ { – 9 – \left( {51 – 18} \right) – 18} \right]} \right\}$ ta được

  • A.

    \(21\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(39\) 

  • D.

    \( – 21\)

Câu 16 :

Thu gọn biểu thức \(z – (x + y – z) – \left( { – x} \right)\) ta được:

  • A.
    \(2y – x\)
  • B.
    \(y – 2x\)
  • C.
    \(2z – y\)
  • D.
    \(y\)

Câu 17 :

Giá trị của \(x\)  biết \( – 20 – x = 96\) là:

  • A.

    $116$

  • B.

    $ – 76$

  • C.

    $ – 116$

  • D.

    $76$

Câu 18 :

Cho \(A = 1993 – \left( { – 354} \right) – 987\) và \(B = 89 – \left( { – 1030} \right) – 989\). Chọn câu đúng.

  • A.

    $A > B$

  • B.

    $A < B$

  • C.

    $A = B$

  • D.

    $A =  – B$

Câu 19 :

Tính \(P =  – 90 – \left( { – 2019} \right) + x – y\)  với $x = 76;y =  – 160.$

  • A.

    $1845$

  • B.

    $ – 1873$

  • C.

    $2025$

  • D.

    $2165$

Câu 20 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $112 – 908 =  – 786$

  • B.

    $76 – 98 <  – 5$

  • C.

    $98 – 1116 < 103 – 256$

  • D.

    $56 – 90 > 347 – 674$

Câu 21 :

Kết quả của phép tính \(23 – 17\)  là

  • A.

    $ – 40$

  • B.

    $ – 6$

  • C.

    $40$

  • D.

    $6$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính \(125 – 200\)

  • A.

    $ – 75$                         

  • B.

    $75$

  • C.

    $ – 85$

  • D.

    $85$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn trừ số nguyên $a$  cho số nguyên $b,$  ta cộng $a$  với số đối của $b:$
$a – b = a + \left( { – b} \right)$

Lời giải chi tiết :

\(125 – 200 = 125 + \left( { – 200} \right)\)\( =  – \left( {200 – 125} \right) =  – 75\)

Câu 2 :

Chọn câu đúng

  • A.

    $170 – 228 = 58$

  • B.

    $228 – 892 < 0$

  • C.

    $782 – 783 > 0$   

  • D.

    $675 – 908 >  – 3$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Thực hiện các phép tính và kết luận đáp án đúng, sử dụng quy tắc trừ hai số nguyên:

Muốn trừ số nguyên $a$  cho số nguyên $b,$  ta cộng $a$  với số đối của $b:$
$a – b = a + \left( { – b} \right)$

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: $170 – 228 = 170 + \left( { – 228} \right)$\( =  – \left( {228 – 170} \right) =  – 58 \ne 58\) nên A sai.

Đáp án B: $228 – 892 = 228 + \left( { – 892} \right)$\( =  – \left( {892 – 228} \right) =  – 664 < 0\) nên B đúng.

Đáp án C: $782 – 783 = 782 + \left( { – 783} \right)$$ =  – \left( {783 – 782} \right) =  – 1 < 0$ nên C sai.

Đáp án D: $675 – 908 = 675 + \left( { – 908} \right)$$ =  – \left( {908 – 675} \right) =  – 233 <  – 3$ nên D sai.

Câu 3 :

Kết quả của phép tính \(898 – 1008\)  là

  • A.

    Số nguyên âm

  • B.

    Số nguyên dương

  • C.

    Số lớn hơn \(3\)

  • D.

    Số \(0\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Thực hiện phép tính và nhận xét kết quả tìm được, sử dụng quy tắc trừ hai số nguyên:

Muốn trừ số nguyên $a$  cho số nguyên $b,$  ta cộng $a$  với số đối của $b:$
$a – b = a + \left( { – b} \right)$

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(898 – 1008 = 898 + \left( { – 1008} \right)\)\( =  – \left( {1008 – 898} \right) =  – 110\)

Số \( – 110\) là một số nguyên âm nên đáp án A đúng.

Câu 4 :

Tìm \(x\)  biết \(9 + x = 2.\)

  • A.

    $7$    

  • B.

    $ – 7$

  • C.

    $11$

  • D.

    $ – 11$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta thực hiện:
Số hạng chưa biết $ = $  Tổng $ – $  Số hạng đã biết

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}9 + x = 2\\x = 2 – 9\\x =  – 7\end{array}\)

Câu 5 :

Giá trị của \(x\) thỏa mãn \( – 15 + x =  – 20\)

  • A.

    $ – 5$

  • B.

    $5$

  • C.

    $ – 35$

  • D.

    $15$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta thực hiện:
Số hạng chưa biết $ = $  Tổng $ – $  Số hạng đã biết

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} – 15 + x =  – 20\\x =  – 20 – \left( { – 15} \right)\\x =  – 20 + 15\\x =  – 5\end{array}\)

Câu 6 :

Tính giá trị của \(A = 453 – x\) biết \(x = 899.\)

  • A.

    $1352$

  • B.

    $ – 1352$

  • C.

    $ – 456$    

  • D.

    $ – 446$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thay \(x = 899\) vào biểu thức \(A\) và thực hiện phép trừ hai số nguyên

Lời giải chi tiết :

Thay \(x = 899\) ta được:

\(A = 453 – 899 = 453 + \left( { – 899} \right)\) \( =  – \left( {899 – 453} \right) =  – 446\)

Câu 7 :

Tính \(M = 90 – \left( { – 113} \right) – 78\) ta được:

  • A.

    $M > 100$

  • B.

    $M < 50$

  • C.

    $M < 0$                          

  • D.

    $M > 150$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thực hiện phép trừ các số nguyên từ trái qua phải: \(a – b – c = \left( {a – b} \right) – c\)

Lời giải chi tiết :

\(M = 90 – \left( { – 113} \right) – 78\)

\( = \left[ {90 – \left( { – 113} \right)} \right] – 78\)

\( = \left( {90 + 113} \right) – 78\)

\( = 203 – 78 = 125\)

Vậy \(M = 125 > 100\)

Câu 8 :

Gọi \({x_1}\)  là giá trị thỏa mãn \( – 76 – x = 89 – 100\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(x – \left( { – 78} \right) = 145 – 165.\) Tính \({x_1} – {x_2}.\)

  • A.

    $33$

  • B.

    $ – 100$

  • C.

    $163$

  • D.

    $ – 163$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Tìm hai giá trị \({x_1}\) và \({x_2}\)

– Thực hiện phép trừ \({x_1} – {x_2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Tìm \({x_1}\)

\(\begin{array}{l} – 76 – x = 89 – 100\\ – 76 – x =  – 11\\x =  – 76 – \left( { – 11} \right)\\x =  – 65\end{array}\)

Do đó \({x_1} =  – 65\)

+ Tìm \({x_2}\)

\(\begin{array}{l}x – \left( { – 78} \right) = 145 – 165\\x – \left( { – 78} \right) =  – 20\\x =  – 20 + \left( { – 78} \right)\\x =  – 98\end{array}\)

Do đó \({x_2} =  – 98\)

Vậy \({x_1} – {x_2} = \left( { – 65} \right) – \left( { – 98} \right)\) \( = \left( { – 65} \right) + 98 = 33\)

Câu 9 :

Kết quả của phép trừ: \(\left( { – 47} \right) – 53\) là:

  • A.
    \(6\)
  • B.
    \( – 6\)
  • C.
    \(100\)
  • D.
    \( – 100\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn trừ số nguyên \(a\) cho số nguyên \(b\), ta cộng \(a\) với số đối của b:

\(a – b = a + \left( { – b} \right)\)

Lời giải chi tiết :

\(\left( { – 47} \right) – 53 = – 47 + \left( { – 53} \right) = – \left( {47 + 53} \right) = – 100.\)

Câu 10 :

Đơn giản biểu thức: \(x + 1982 + 172 + \left( { – 1982} \right) – 162\) ta được kết quả là:

  • A.

    $x – 10$

  • B.

    $x + 10$

  • C.

    $10$

  • D.

    $x$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}x + 1982 + 172 + \left( { – 1982} \right) – 162\\ = x + \left[ {1982 + \left( { – 1982} \right)} \right] + \left( {172 – 162} \right)\\ = x + 0 + 10\\ = x + 10\end{array}\)

Câu 11 :

Tổng \(\left( { – 43567 – 123} \right) + 43567\)  bằng:

  • A.

    \( – 123\)

  • B.

    \( – 124\)

  • C.

    \( – 125\)

  • D.

    \(87011\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left( { – 43567 – 123} \right) + 43567\\ =  – 43567 – 123 + 43567\\ = \left[ {\left( { – 43567} \right) + 43567} \right] + \left( { – 123} \right)\\ = 0 + \left( { – 123} \right)\\ =  – 123\end{array}\)

Câu 12 :

Bỏ ngoặc rồi tính $5-\left( {4-7 + 12} \right) + \left( {4-7 + 12} \right)$ ta được

  • A.

    \( – 13\) 

  • B.

    \(5\)

  • C.

    \( – 23\)

  • D.

    \(23\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy tắc bỏ dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu $” – ”$ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \(” + ”\) chuyển thành dấu \(” – ”\) và dấu \(” – ”\) chuyển thành dấu \(” + ”\).

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \(” + ”\) đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn được giữ nguyên.

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}5-\left( {4-7 + 12} \right) + \left( {4-7 + 12} \right)\\ = 5 – 4 + 7 – 12 + 4 – 7 + 12\\ = 5 – 4 + 4 + 7 – 7 – 12 + 12\\ = 5 – \left( {4 – 4} \right) + \left( {7 – 7} \right) – \left( {12 – 12} \right)\\ = 5 – 0 + 0 – 0\\ = 5\end{array}$

Câu 13 :

Chọn câu trả lời đúng nhất. Giá trị của \(P = 2001-\left( {53 + 1579} \right)-\left( { – 53} \right)\) là

  • A.

    là số nguyên âm

  • B.

    là số nguyên dương

  • C.

    là số nhỏ hơn \( – 2\)

  • D.

    là số nhỏ hơn \(100\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính giá trị của \(P\) và kết luận.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}P = 2001-\left( {53 + 1579} \right)-\left( { – 53} \right)\\ = 2001 – 53 – 1579 + 53\\ = \left( {2001 – 1579} \right) – \left( {53 – 53} \right)\\ = 422 – 0\\ = 422\end{array}\)

Do đó \(P\) là một số nguyên dương.

Ngoài ra \(P > 100\) nên các đấp án A, C, D đều sai.

Câu 14 :

Biểu thức \(a – \left( {b + c – d} \right) + \left( { – d} \right) – a\) sau khi bỏ ngoặc là

  • A.

    \( – b – c\)

  • B.

    \( – b – c – d\) 

  • C.

    \( – b – c + 2d\)

  • D.

    \( – b – c – 2d\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu $” – ”$ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \(” + ”\) chuyển thành dấu \(” – ”\) và dấu \(” – ”\) chuyển thành dấu \(” + ”\).

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \(” + ”\) đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn được giữ nguyên.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}a – \left( {b + c – d} \right) + \left( { – d} \right) – a\\ = a – b – c + d – d – a\\ = \left( {a – a} \right) – b – c + \left( {d – d} \right)\\ = 0 – b – c + 0\\ =  – b – c\end{array}\)

Câu 15 :

Bỏ ngoặc rồi tính $30 – \left\{ {51 + \left[ { – 9 – \left( {51 – 18} \right) – 18} \right]} \right\}$ ta được

  • A.

    \(21\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(39\) 

  • D.

    \( – 21\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu $” – ”$ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \(” + ”\) chuyển thành dấu \(” – ”\) và dấu \(” – ”\) chuyển thành dấu \(” + ”\).

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \(” + ”\) đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn được giữ nguyên.

Bỏ ngoặc theo thứ tự là: $\left( {} \right)\; \to \;\left[ {} \right]\; \to \;\left\{ {} \right\}$

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}30 – \left\{ {51 + \left[ { – 9 – \left( {51 – 18} \right) – 18} \right]} \right\}\\ = 30 – [ {51 + \left( { – 9 – 51 + 18 – 18} \right)}]\\ = 30 – ( {51 – 9 – 51})\\ = 30 + 9\\ = 39\end{array}$

Câu 16 :

Thu gọn biểu thức \(z – (x + y – z) – \left( { – x} \right)\) ta được:

  • A.
    \(2y – x\)
  • B.
    \(y – 2x\)
  • C.
    \(2z – y\)
  • D.
    \(y\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc

\( – \left( {a + b – c} \right) = – a – b + c\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}z – (x + y – z) – \left( { – x} \right) = z – x – y + z + x\\ = \left( { – x + x} \right) + \left( {z + z} \right) – y\\ = 0 + 2z – y\\ = 2z – y\end{array}\)

Câu 17 :

Giá trị của \(x\)  biết \( – 20 – x = 96\) là:

  • A.

    $116$

  • B.

    $ – 76$

  • C.

    $ – 116$

  • D.

    $76$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm thành phần chưa biết trong phép tính: muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} – 20 – x = 96\\x =  – 20 – 96\\x = \left( { – 20} \right) + \left( { – 96} \right)\\x =  – 116\end{array}\)

Câu 18 :

Cho \(A = 1993 – \left( { – 354} \right) – 987\) và \(B = 89 – \left( { – 1030} \right) – 989\). Chọn câu đúng.

  • A.

    $A > B$

  • B.

    $A < B$

  • C.

    $A = B$

  • D.

    $A =  – B$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Tính giá trị hai biểu thức \(A,B\)

– So sánh các giá trị tìm được và kết luận đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A = 1993 – \left( { – 354} \right) – 987\\ = 1993 + 354 + \left( { – 987} \right)\\ = 2347 + \left( { – 987} \right)\\ = 1360\end{array}\)

\(\begin{array}{l}B = 89 – \left( { – 1030} \right) – 989\\ = 89 + 1030 + \left( { – 989} \right)\\ = \left[ {89 + \left( { – 989} \right)} \right] + 1030\\ = \left( { – 900} \right) + 1030\\ = 130\end{array}\)

Vậy \(A > B\)

Câu 19 :

Tính \(P =  – 90 – \left( { – 2019} \right) + x – y\)  với $x = 76;y =  – 160.$

  • A.

    $1845$

  • B.

    $ – 1873$

  • C.

    $2025$

  • D.

    $2165$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Thay giá trị của \(x,y\) vào biểu thức
Bước 2: Tính giá trị biểu thức và kết luận.
Lưu ý: Biểu thức chỉ chứa phép tính cộng và phép tính trừ nên ta thực hiện tính lần lượt từ trái qua phải.

Lời giải chi tiết :

Thay $x = 76;y =  – 160$ vào \(P\) ta được:

\(\begin{array}{l}P =  – 90 – \left( { – 2019} \right) + 76 – \left( { – 160} \right)\\ = \left( { – 90} \right) + 2019 + 76 + 160\\ = \left[ {\left( { – 90} \right) + 160} \right] + \left( {2019 + 76} \right)\\ = 70 + 2095\\ = 2165\end{array}\)

Câu 20 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $112 – 908 =  – 786$

  • B.

    $76 – 98 <  – 5$

  • C.

    $98 – 1116 < 103 – 256$

  • D.

    $56 – 90 > 347 – 674$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính ở mỗi đáp án, so sánh và kết luận đáp án đúng.

Chú ý:

+ Muốn trừ số nguyên $a$ cho số nguyên $b,$  ta cộng $a$ với số đối của $b.$

$a-b = a + \left( { – b} \right)$.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: $112 – 908 = 112 + \left( { – 908} \right) =  – \left( {908 – 112} \right) =  – 796$ nên A sai.

Đáp án B: $76 – 98 = 76 + \left( { – 98} \right) =  – \left( {98 – 76} \right) =  – 22 <  – 5$ nên B đúng.

Đáp án C: $98 – 1116 = 98 + \left( { – 1116} \right) =  – \left( {1116 – 98} \right) =  – 1018$

$103 – 256 = 103 + \left( { – 256} \right) =  – \left( {256 – 103} \right) =  – 153$

Vì \( – 1018 <  – 153\) nên C đúng.

Đáp án D: $56 – 90 = 56 + \left( { – 90} \right) =  – \left( {90 – 56} \right) =  – 34$

$347 – 674 = 347 + \left( { – 674} \right) =  – \left( {674 – 347} \right) =  – 327$

Vì \( – 34 >  – 327\) nên D đúng.

Câu 21 :

Kết quả của phép tính \(23 – 17\)  là

  • A.

    $ – 40$

  • B.

    $ – 6$

  • C.

    $40$

  • D.

    $6$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn trừ số nguyên $a$  cho số nguyên $b,$  ta cộng $a$  với số đối của $b:$
$a – b = a + \left( { – b} \right)$

Lời giải chi tiết :

\(23 – 17 = 23 + \left( { – 17} \right) = 6\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Số tự nhiên