9. Bài 4: Phép nhân hai số nguyên

Đề bài

Câu 1 :

Tính \(\left( { – 42} \right).\left( { – 5} \right)\) được kết quả là:

  • A.

    \( – 210\)

  • B.

    \(210\)

  • C.

    \( – 47\)

  • D.

    \(37\)

Câu 2 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $\left( { – 5} \right).25 =  – 125$                         

  • B.

    $6.\left( { – 15} \right) =  – 90$                            

  • C.

    $125.\left( { – 20} \right) =  – 250$                          

  • D.

    $225.\left( { – 18} \right) =  – 4050$

Câu 3 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { – 20} \right).\left( { – 5} \right) =  – 100\)

  • B.

    \(\left( { – 50} \right).\left( { – 12} \right) = 600\)

  • C.

    \(\left( { – 18} \right).25 =  – 400\)   

  • D.

    \(11.\left( { – 11} \right) =  – 1111\)

Câu 4 :

Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    \( – 365.366 < 1\)

  • B.

    \( – 365.366 = 1\)

  • C.

    \( – 365.366 =  – 1\)

  • D.

    \( – 365.366 > 1\)

Câu 5 :

Tích \(\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right)\) bằng

  • A.

    \({3^8}\) 

  • B.

    \( – {3^7}\)   

  • C.

    \({3^7}\)                  

  • D.

    \({\left( { – 3} \right)^8}\)

Câu 6 :

Tính nhanh $\left( { – 5} \right).125.\left( { – 8} \right).20.\left( { – 2} \right)$ ta được kết quả là

  • A.

    \( – 200000\)

  • B.

    \( – 2000000\)

  • C.

    \(200000\)

  • D.

    \( – 100000\)

Câu 7 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) > 23.\left( { – 16} \right)\)

  • B.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) = 23.\left( { – 16} \right)\)   

  • C.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) < 23.\left( { – 16} \right)\) 

  • D.

    \(\left( { – 23} \right).16 > 23.\left( { – 6} \right)\)

Câu 8 :

Tính hợp lý \(A =  – 43.18 – 82.43 – 43.100\)

  • A.

    \(0\)  

  • B.

    \( – 86000\)

  • C.

    \( – 8600\) 

  • D.

    \( – 4300\)

Câu 9 :

Cho $Q =  – 135.17 – 121.17 – 256.\left( { – 17} \right)$, chọn câu đúng.

  • A.

    \( – 17\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(1700\)

  • D.

    \( – 1700\)

Câu 10 :

Cho \(\left( { – 4} \right).\left( {x – 3} \right) = 20.\) Tìm $x:$

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \( – 5\)

  • C.

    \( – 2\) 

  • D.

    Một kết quả khác

Câu 11 :

Tìm \(x \in Z\) biết \({\left( {1 – 3x} \right)^3} =  – 8.\)

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x =  – 1\)

  • C.

    \(x =  – 2\)

  • D.

    Không có \(x\)

Câu 12 :

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là?

  • A.
    \(120\) triệu
  • B.
    \( – 120\) triệu
  • C.
    \(300\) triệu
  • D.
    \(40\) triệu

Câu 13 :

+) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

+) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…

Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

  • A.
    âm, âm
  • B.
    dương, âm
  • C.
    âm, dương
  • D.
    dương, dương

Câu 14 :

Khẳng định nào sau đây đúng:

  • A.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) > 0\)
  • B.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) < 0\)
  • C.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) = 120\)
  • D.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) = 0\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính \(\left( { – 42} \right).\left( { – 5} \right)\) được kết quả là:

  • A.

    \( – 210\)

  • B.

    \(210\)

  • C.

    \( – 47\)

  • D.

    \(37\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Khi nhân hai số nguyên cùng dấu ta được một số dương

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu ta có:

\(\left( { – 42} \right).\left( { – 5} \right) = 42.5 = 210\)

Câu 2 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $\left( { – 5} \right).25 =  – 125$                         

  • B.

    $6.\left( { – 15} \right) =  – 90$                            

  • C.

    $125.\left( { – 20} \right) =  – 250$                          

  • D.

    $225.\left( { – 18} \right) =  – 4050$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính toán các kết quả của từng đáp án rồi kết luận:

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $\left(  –  \right)$ trước kết quả nhận được.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: $\left( { – 5} \right).25 =  – 125$ nên $A$ đúng.

Đáp án B: $6.\left( { – 15} \right) =  – 90$ nên \(B\) đúng.

Đáp án C: $125.\left( { – 20} \right) =  – 2500 \ne  – 250$ nên \(C\) sai.

Đáp án D: $225.\left( { – 18} \right) =  – 4050$ nên \(D\) đúng.

Câu 3 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { – 20} \right).\left( { – 5} \right) =  – 100\)

  • B.

    \(\left( { – 50} \right).\left( { – 12} \right) = 600\)

  • C.

    \(\left( { – 18} \right).25 =  – 400\)   

  • D.

    \(11.\left( { – 11} \right) =  – 1111\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu để tính kết quả của từng đáp án và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { – 20} \right).\left( { – 5} \right) = 100\) nên \(A\) sai.

Đáp án B: \(\left( { – 50} \right).\left( { – 12} \right) = 600\) nên \(B\) đúng.

Đáp án C: \(\left( { – 18} \right).25 =  – 450 \ne  – 400\) nên \(C\) sai.

Đáp án D: \(11.\left( { – 11} \right) =  – 121 \ne  – 1111\) nên \(D\) sai.

Câu 4 :

Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    \( – 365.366 < 1\)

  • B.

    \( – 365.366 = 1\)

  • C.

    \( – 365.366 =  – 1\)

  • D.

    \( – 365.366 > 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Khi nhân hai số nguyên khác dấu ta được một số âm

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ta có:

\( – 365.366 < 0 < 1\) và \( – 365.366 \ne  – 1\)

Câu 5 :

Tích \(\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right)\) bằng

  • A.

    \({3^8}\) 

  • B.

    \( – {3^7}\)   

  • C.

    \({3^7}\)                  

  • D.

    \({\left( { – 3} \right)^8}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa lũy thừa số mũ tự nhiên: \({a^n} = a.a…a\)  (\(n\) thừa số \(a\)) với \(a \ne 0\)

Chú ý: Với \(a > 0\) và \(n \in N\) thì \({\left( { – a} \right)^n} = \left\{ \begin{array}{l}{a^n}\,\,\,\,\,khi\,n = 2k\\ – {a^n}\,khi\,n = 2k + 1\end{array} \right.\) với $ k \in N^*$

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right).\left( { – 3} \right)\\ = {\left( { – 3} \right)^7} =  – {3^7}\end{array}\)

Câu 6 :

Tính nhanh $\left( { – 5} \right).125.\left( { – 8} \right).20.\left( { – 2} \right)$ ta được kết quả là

  • A.

    \( – 200000\)

  • B.

    \( – 2000000\)

  • C.

    \(200000\)

  • D.

    \( – 100000\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm các cặp có tích là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn… để tính nhanh.

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}\left( { – 5} \right).125.\left( { – 8} \right).20.\left( { – 2} \right)\\ = \left[ {125.\left( { – 8} \right)} \right].\left[ {\left( { – 5} \right).20} \right].\left( { – 2} \right)\\ =  – \left( {125.8} \right).\left[ { – \left( {5.20} \right)} \right].\left( { – 2} \right)\\ = \left( { – 1000} \right).\left( { – 100} \right).\left( { – 2} \right)\\ = 100000.\left( { – 2} \right) =  – 200000\end{array}$

Câu 7 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) > 23.\left( { – 16} \right)\)

  • B.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) = 23.\left( { – 16} \right)\)   

  • C.

    \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) < 23.\left( { – 16} \right)\) 

  • D.

    \(\left( { – 23} \right).16 > 23.\left( { – 6} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh các vế ở mỗi đáp án bằng cách nhận xét tính dương, âm của các tích.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) > 23.\left( { – 16} \right)\) đúng vì \(VT > 0,VP < 0\)

Đáp án B: \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) = 23.\left( { – 16} \right)\) sai vì \(VT > 0,VP < 0\) nên \(VT \ne VP\)

Đáp án C: \(\left( { – 23} \right).\left( { – 16} \right) < 23.\left( { – 16} \right)\) sai vì \(VT > 0,VP < 0\) nên \(VT > VP\)

Đáp án D: \(\left( { – 23} \right).16 > 23.\left( { – 6} \right)\) sai vì:

\(\left( { – 23} \right).16 =  – 368\) và \(23.\left( { – 6} \right) =  – 138\) mà \( – 368 <  – 138\) nên \(\left( { – 23} \right).16 < 23.\left( { – 6} \right)\)

Câu 8 :

Tính hợp lý \(A =  – 43.18 – 82.43 – 43.100\)

  • A.

    \(0\)  

  • B.

    \( – 86000\)

  • C.

    \( – 8600\) 

  • D.

    \( – 4300\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ:

$a.b – a.c = a.\left( {b – c} \right)$.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A =  – 43.18 – 82.43 – 43.100\\A = 43.\left( { – 18 – 82 – 100} \right)\\A = 43.\left[ { – \left( {18 + 82 + 100} \right)} \right]\\A = 43.\left( { – 200} \right)\\A =  – 8600\end{array}\)

Câu 9 :

Cho $Q =  – 135.17 – 121.17 – 256.\left( { – 17} \right)$, chọn câu đúng.

  • A.

    \( – 17\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(1700\)

  • D.

    \( – 1700\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân: $a.b – a.c – a.d = a.\left( {b – c – d} \right)$

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}Q =  – 135.17 – 121.17 – 256.\left( { – 17} \right)\\Q =  – 135.17 – 121.17 + 256.17\\Q = 17.\left( { – 135 – 121 + 256} \right)\\Q = 17.\left( { – 256 + 256} \right)\\Q = 17.0\\Q = 0\end{array}$

Câu 10 :

Cho \(\left( { – 4} \right).\left( {x – 3} \right) = 20.\) Tìm $x:$

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \( – 5\)

  • C.

    \( – 2\) 

  • D.

    Một kết quả khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu để tìm ra giá trị của \(x – 3\)

+ Sau đó áp dụng quy tắc chuyển vế và tính chất tổng đại số để tìm $x.$

Lời giải chi tiết :

Vì \(\left( { – 4} \right).\left( { – 5} \right) = 4.5 = 20\) nên để \(\left( { – 4} \right).\left( {x – 3} \right) = 20\) thì \(x – 3 =  – 5\)

Khi đó ta có:

\(\begin{array}{l}x – 3 =  – 5\\x =  – 5 + 3\\x =  – 2\end{array}\)

Vậy \(x =  – 2\).

Câu 11 :

Tìm \(x \in Z\) biết \({\left( {1 – 3x} \right)^3} =  – 8.\)

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x =  – 1\)

  • C.

    \(x =  – 2\)

  • D.

    Không có \(x\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Đưa vế phải về dạng lũy thừa bậc ba.

– Sử dụng so sánh lũy thừa bậc lẻ:

Nếu \(n\) lẻ và \({a^n} = {b^n}\) thì \(a = b\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\left( {1 – 3x} \right)^3} =  – 8\\{\left( {1 – 3x} \right)^3} = {\left( { – 2} \right)^3}\\1 – 3x =  – 2\\3x = 1 – \left( { – 2} \right)\\3x = 3\\x = 3:3\\x = 1\end{array}\)

Vậy \(x=1\)

Câu 12 :

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là?

  • A.
    \(120\) triệu
  • B.
    \( – 120\) triệu
  • C.
    \(300\) triệu
  • D.
    \(40\) triệu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Một quý gồm 3 tháng.

Tính lợi nhuận quý II: Lấy lợi nhuận mỗi tháng quý này nhân với 3.

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm bằng lợi nhuận quý I cộng lợi nhuận quý II.

Lời giải chi tiết :

* Lợi nhuận Quý I là \((- 30) . 3 = – 90\) triệu đồng.

* Lợi nhuận Quý II là \(70 . 3 = 210\) triệu đồng.

Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là: \((- 90) + 210 = 120\) triệu đồng.

Câu 13 :

+) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

+) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên …(2)…

Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

  • A.
    âm, âm
  • B.
    dương, âm
  • C.
    âm, dương
  • D.
    dương, dương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

– Tích của hai số nguyên trái dấu là số nguyên âm.

– Tính của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Lời giải chi tiết :

Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm.

Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương

Câu 14 :

Khẳng định nào sau đây đúng:

  • A.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) > 0\)
  • B.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) < 0\)
  • C.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) = 120\)
  • D.
    \(( – 2).( – 3).4.( – 5) = 0\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Sử dụng quy tắc: Tích của lẻ các số âm là một số âm

– Sử dụng tính chất: đổi chỗ hai thừa số bất kì trong một tích để tính nhanh.

Lời giải chi tiết :

\(( – 2).( – 3).4.( – 5) = ( – 2).( – 5).( – 3).4 = 10.\left( { – 12} \right) =  – 120 < 0\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1: Số tự nhiên