3. Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên

Đề bài

Câu 1 :

Số liền sau của số $ – 5$  là số

  • A.

    $4$                         

  • B.

    $ – 6$                            

  • C.

    $ – 4$                          

  • D.

    $ – 5$

Câu 2 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    $2 > 3$  

  • B.

    $3 <  – 2$

  • C.

    $0 <  – 3$

  • D.

    $ – 4 <  – 3$

Câu 3 :

Số nguyên âm lớn nhất có $6$ chữ số là

  • A.

    $ – 1000000$    

  • B.

    $ – 10000$  

  • C.

    $ – 100000$ 

  • D.

    $100000$

Câu 4 : Khẳng định nào dưới đây đúng?

  • A.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( – 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm

Câu 5 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A.
    \( – 46718 < – 46812\)
  • B.
    \( – 67523 < – 66712\)
  • C.
    \( – 12 > 7\)
  • D.
    \( – 123 < – 126\)

Câu 6 :

Cho số nguyên \(a\) lớn hơn \( – 2\) thì  số nguyên \(a\) là

  • A.

    Số nguyên dương

  • B.

    Số tự nhiên

  • C.

    Số nguyên âm

  • D.

    Số \( – 1\) và số tự nhiên

Câu 7 :

Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| – 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được

  • A.

    \(M = \left\{ { – 5; – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;3} \right\}.\)                        

  • B.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;1;2;3} \right\}.\)

  • C.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2;3} \right\}.\)               

  • D.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2} \right\}.\)

Câu 8 : Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì:

  • A.
    \(a > c\)
  • B.
    \(a < c\)
  • C.
    \(a = c\)
  • D.
    \(a \ge c\)

Câu 9 : Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    Nếu \(x < 3\) thì \(x < 1\)
  • B.
    Nếu \(x > 3\) thì \(x > 5\)
  • C.
    Nếu \(x > 2\) thì \(x > – 1\)
  • D.
    Nếu \(x < 8\) thì \(x < 5\)

Câu 10 : Nếu \(a\) là số nguyên dương thì:

  • A.
    \(a \ge 0\)
  • B.
    \(a > 0\)
  • C.
    \(a < 0\)
  • D.
    \(a \le 0\)

Câu 11 :

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

  • A.
    \( – 8; – 7; – 3; – 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)
  • B.
    \(0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25, – 8; – 7; – 3; – 1;\)
  • C.
    \(0; – 1; – 3; + 4; – 7;7; – 8; + 15;{\rm{ }}25\)
  • D.
    \(25;\, + 15;\,7;\, + 4;\,0;\, – 1;\, – 3;\, – 7;\, – 8\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số liền sau của số $ – 5$  là số

  • A.

    $4$                         

  • B.

    $ – 6$                            

  • C.

    $ – 4$                          

  • D.

    $ – 5$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số nguyên $b$ gọi là số liền sau của số nguyên $a$ nếu $a < b$ và không có số nguyên nào nằm giữa $a$  và $b$ ( lớn hơn $a$ và nhỏ hơn $b$).

Lời giải chi tiết :

Ta thấy: $ – 5 <  – 4$ và không có số nguyên nào nằm giữa $ – 5$ và $ – 4$
Nên số liền sau của số $ – 5$  là số $ – 4.$

Câu 2 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    $2 > 3$  

  • B.

    $3 <  – 2$

  • C.

    $0 <  – 3$

  • D.

    $ – 4 <  – 3$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi biểu diễn trên trục số ( nằm ngang ), điểm $a$ nằm bên trái điểm $b$ thì số nguyên $a$ nhỏ hơn số nguyên $b,$  ngược lại nếu điểm $a$  nằm bên phải điểm $b$ thì số nguyên $a$ lớn hơn số nguyên $b.$

Lời giải chi tiết :

Điểm $2$ nằm bên trái điểm $3$ nên $2 < 3.$ Do đó A sai.   

Điểm $3$ nằm bên phải điểm $ – 2$ nên $3 >  – 2.$ Do đó B sai

Điểm $0$ nằm bên trái điểm $ – 3$ nên $0 >  – 3.$ Do đó C sai

Điểm $ – 4$ nằm bên trái điểm $ – 3$ nên $ – 4 <  – 3.$ Do đó D đúng

Câu 3 :

Số nguyên âm lớn nhất có $6$ chữ số là

  • A.

    $ – 1000000$    

  • B.

    $ – 10000$  

  • C.

    $ – 100000$ 

  • D.

    $100000$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số nguyên âm lớn nhất có $6$  chữ số là số đối của số nguyên dương nhỏ nhất có $6$  chữ số.

Lời giải chi tiết :

Số nguyên dương nhỏ nhất có $6$ chữ số là: $100000$
Nên số nguyên âm lớn nhất có $6$ chữ số là: $ – 100000$

Câu 4 : Khẳng định nào dưới đây đúng?

  • A.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \( – 4\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • B.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(3\). Số \(a\) chắc chắn là số âm.
  • C.
    Số nguyên \(a\) lớn hơn \(1\). Số \(a\) chắc chắn là số dương.
  • D.
    Số nguyên \(a\) nhỏ hơn \(0\). Số \(a\) có thể là số dương, có thể là số âm

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Đọc kĩ các khẳng định, đưa ra phản ví dụ nếu thấy sai.

Lời giải chi tiết :

Phương án A sai. Ví dụ \( – 2 >  – 4\) nhưng \( – 2\) là số nguyên âm.

Phương án B sai. Ví dụ \(1 < 3\) nhưng 1 là số dương.

Phương án D sai vì các số nguyên nhỏ hơn \(0\) là các số nguyên âm.

Phương án C đúng.

Câu 5 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A.
    \( – 46718 < – 46812\)
  • B.
    \( – 67523 < – 66712\)
  • C.
    \( – 12 > 7\)
  • D.
    \( – 123 < – 126\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.

– Để so sánh hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước cả hai số âm.

Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (tương ứng) sẽ lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Do \(67523 > 66712\) nên \( – 67523 <  – 66712\).

Khẳng định đúng là: B

Câu 6 :

Cho số nguyên \(a\) lớn hơn \( – 2\) thì  số nguyên \(a\) là

  • A.

    Số nguyên dương

  • B.

    Số tự nhiên

  • C.

    Số nguyên âm

  • D.

    Số \( – 1\) và số tự nhiên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 +) Các số nguyên lớn  hơn \( – 2\) là các điểm nằm bên phải số \( – 2.\)

+) Từ đó chỉ ra tính chất của các số đó.

Lời giải chi tiết :

Các số lớn hơn \( – 2\) là các số \( – 1;0;1;2;3;4;…\)nghĩa là gồm số \( – 1\) và các số tự nhiên.

Câu 7 :

Viết tập hợp $M = $ $\left\{ {x \in Z| – 5 < x \le 3} \right\}$ dưới dạng liệt kê ta được

  • A.

    \(M = \left\{ { – 5; – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;3} \right\}.\)                        

  • B.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;1;2;3} \right\}.\)

  • C.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2;3} \right\}.\)               

  • D.

    \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2} \right\}.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì $M = $ $\left\{ {x \in Z| – 5 < x \le 3} \right\}$ tức là: $x$ là số nguyên, $x$ lớn hơn $ – 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3.$
Với $x$  lớn hơn $ – 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ gồm: $3$  và các số nguyên nằm giữa $ – 5$ và $3.$

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên lớn hơn $ – 5$  và nhỏ hơn hoặc bằng $3$ là \( – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2;3.\)

Nên \(M = \left\{ { – 4; – 3; – 2; – 1;0;1;2;3} \right\}.\)

Câu 8 : Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì:

  • A.
    \(a > c\)
  • B.
    \(a < c\)
  • C.
    \(a = c\)
  • D.
    \(a \ge c\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Suy luận từ giả thiết đề bài.

Lời giải chi tiết :
Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c\).

Câu 9 : Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
    Nếu \(x < 3\) thì \(x < 1\)
  • B.
    Nếu \(x > 3\) thì \(x > 5\)
  • C.
    Nếu \(x > 2\) thì \(x > – 1\)
  • D.
    Nếu \(x < 8\) thì \(x < 5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c\).

Lời giải chi tiết :
Do \(x > 2\) và \(2 >  – 1\) nên \(x >  – 1\).

Câu 10 : Nếu \(a\) là số nguyên dương thì:

  • A.
    \(a \ge 0\)
  • B.
    \(a > 0\)
  • C.
    \(a < 0\)
  • D.
    \(a \le 0\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Số nguyên dương là các số tự nhiên khác \(0\).

Lời giải chi tiết :
Nếu \(a\) là số nguyên dương thì: \(a > 0\).

Câu 11 :

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

  • A.
    \( – 8; – 7; – 3; – 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)
  • B.
    \(0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25, – 8; – 7; – 3; – 1;\)
  • C.
    \(0; – 1; – 3; + 4; – 7;7; – 8; + 15;{\rm{ }}25\)
  • D.
    \(25;\, + 15;\,7;\, + 4;\,0;\, – 1;\, – 3;\, – 7;\, – 8\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh các số âm với nhau, các số dương với nhau.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} – 8 <  – 7 <  – 3 <  – 1\\0 <  + 4 < 7 <  + 15 < {\rm{ }}25.\end{array}\)

Các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:  \( – 8; – 7; – 3; – 1;{\rm{ }}0; + 4;{\rm{ }}7; + 15;{\rm{ }}25.\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1: Số tự nhiên