5. Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô)

Liệt kê những sự kiện chính của văn bản Qua văn bản, bạn nhận thấy thân phận của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê có gì giống và khác nhau? Dựa vào đâu bạn cảm nhận như vậy?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 55 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những sự kiện chính của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Ô-sê-ki bỏ về nhà nhưng cha mẹ nàng khuyên trở về

– Ô-sê-ki gặp lại Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê – người bạn thuở ấu thơ và cũng là mối tình đầu của mình. Họ trò chuyện dọc đường đi.

– Ô-sê-ki và Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê chia tay, mỗi người đi một hướng

Xem thêm

Cách 2

Các sự kiện chính của văn bản:

– Ô-sê-ki bỏ nhà ra đi và nghe lời khuyên của cha mẹ đã quay về nhà.

– Cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê

– Ô-sê-ki đón xe khác và chào tạm biệt Rô-ku-nô-sê

Xem thêm

Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 55 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Qua văn bản, bạn nhận thấy thân phận của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê có gì giống và khác nhau? Dựa vào đâu bạn cảm nhận như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Giống: Họ đều từng là những đứa trẻ sống trong gia đình yêu thương mình, họ từng là mối tình đầu của nhau

Khác: 

– Ô-sê-ki giờ đây trở thành vợ của một người giàu có

– Rô-ku-nô-su-kê đã lấy vợ nhưng quá đau buồn khi nghe Ô-sê-ki đi lấy chồng nên bỏ bê vợ con, kết quả mẹ anh bỏ về quê sống với gia đình chị gái, vợ con anh bỏ về nhà mẹ đẻ.

Xem thêm

Cách 2

– Điểm giống và khác nhau giữa hân phận của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-sê:

+ Giống nhau: Quen biết nhau từ nhỏ, đem lòng yêu mến nhau, nhưng phải lấy người khác.

+ Khác nhau: Ô-sê-ki làm dâu nhà quan còn Rô-ku trở thành một người phu xe.

Xem thêm

Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 55 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn nhận xét gì về tính cách của Ô-se-ki và Rô-ku-nô-su-kê?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Ô-se-ki là người điềm tĩnh, biết nghĩ trước sau và thương gia đình

– Rô-ku-nô-su-kê là người xốc nổi, sống nay đây mai đó

– Tính cách Ô-sê-ki: Ô-sê-ki là một người phụ nữ dịu dàng, nghe lời cha mẹ nhưng cũng rất dũng cảm.

– Tính cách Rô-ku: Rô-ku là một người con trai chung thủy, giàu tình cảm nhưng không dám thổ lộ với Ô-sê-ki.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 55 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, văn bản trên chủ yếu được sáng tác theo phong cách nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện của phong cách đó. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Phong cách lãng mạn

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả những xúc cảm rung động đầu đời giữa 2 nhân vật trong văn bản

Xem thêm

Cách 2

– Văn bản trên chủ yếu được sáng tác theo phong cách hiện thực.

– Biểu hiện: Miêu tả lát cắt trong đời một người phụ nữ, cho thấy tình cảnh chung của nhiều người phụ nữ Nhật thời đó.

Xem thêm

Cách 2

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 55 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về giá trị nhận thức và thẩm mĩ gợi ra từ văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tình cảm giữa các nhân vật thật ngây thơ, chân thành, trong sáng, thân thiết và bình đẳng khi họ còn thơ bé. Song khi dần tiến đến ngưỡng cửa trưởng thành, khi giữa họ nảy sinh một thứ tình cảm khác: tình cảm nam – nữ, thì bắt đầu từ đây, vẻ đẹp của tình bạn năm nào dần biến mất, hạnh phúc cũng theo đi, chỉ còn lại những đổ vỡ, mất mát và dự cảm đau thương khi nhìn về tương lai.

Xem thêm

Cách 2

Giá trị nhận thức thể hiện ở việc tác phẩm văn học mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình (tự nhận thức). Giá trị giáo dục thể hiện ở khả năng hình thành nơi người đọc những phẩm chất đạo đức, có thể thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, phát triển năng lực, thị hiếu về cái đẹp cho người đọc.

Xem thêm

Cách 2

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1