3. Đọc kết nối chủ điểm Xuân Diệu (Hoài Thanh, Hoài Chân)

Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu? Theo bạn, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển hay lãng mạn? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 15 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu? Theo bạn, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển hay lãng mạn? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Phong cách lãng mạn

– Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Ông chính là “ông hoàng của tình yêu” luôn tràn đầy sự tươi mới, yêu đời mãnh liệt.

Xem thêm

Cách 2

– Những từ ngữ, hình ảnh bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu:

+ Lối dùng chữ đặt câu quá Tây, ý tứ mượn trong thơ Pháp

+ Dáng dấp yêu kiều, cốt cách phong nhã, vẻ đài các hiền lành của điệu thơ

+ Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi

+ Hồn thơ phức tạp, rung động tinh vi

– Căn cứ vào đặc điểm thơ, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển

Xem thêm

Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 15 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn nhận xét gì về cách tác giả so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh “con cò” trong thơ Vương Bột?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều (Lạc hà dữ cô lộ tề phi: Thu Thủy cộng trường thiên nhất sắc, dịch là: Ráng chiều và cánh cò đơn chiếc lặng bay: Nước mùa thu cùng trời mùa thu một sắc) đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới” (Hoài Thanh). 

Vì Vương Bột quan sát, còn Xuân Diệu vừa quan sát vừa cảm nhận nên có sự cách biệt ấy.

Xem thêm

Cách 2

Cách tác giả so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột: Con cò của Vương Bột lặng lẽ bay ráng chiều; con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân à có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.

Xem thêm

Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 15 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

“Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy”. Hãy tìm hiểu thêm về phong trào Thơ mới để giải thích nhận định này của tác giả đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc thêm về phong trào Thơ mới để giải thích nhận định của tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Xuân Diệu đến với thơ ca và có những đóng góp mới mẻ về thi pháp với những cách tân nghệ thuật giàu sáng tạo. Nhưng sự cách tân của Xuân Diệu vẫn có gốc rễ rất sâu trong thơ ca truyền thống.

– Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá Pháp. Đối với thơ ca Pháp, ông đặc biệt chịu ảnh hưởng của trường thơ tượng trưng. 

– Thơ Xuân Diệu thể hiện quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính nhạc của thơ. 

→ Ông là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Niềm say mê mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu ở Xuân Diệu đã dẫn đến một cách tân đặc sắc về cảm hứng, thi tứ, bút pháp; xây dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp điệu …

Xem thêm

Cách 3

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới: Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức.

+ Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.

+ Về nghệ thuật, nhà thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp và đã tìm đến những cách diễn đạt mới lạ, đổi mới ngôn ngữ. Nhưng sự cách tân này vẫn có gốc rễ từ trong tâm thức dân tộc và vốn văn hóa của thơ ca truyền thống.

Xem thêm

Cách 3

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1