1. Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 11 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phương pháp giải:

– Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. 

– Chia sẻ thêm thông tin về địa danh này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Hoàng Hạc lâu (黃鶴樓) là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Tên gọi ” Lầu Hoàng Hạc ” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.

Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Hoàng Hạc lâu tọa lạc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Là một trong Tứ đại danh lâu nổi tiếng nhất đất nước, Hoàng Hạc lâu sừng sững bên bờ sông Dương Tử thơ mộng, mang theo giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vô giá.

Lịch sử lâu đời:

+Lần đầu tiên được xây dựng vào năm 223, Hoàng Hạc lâu trải qua bao thăng trầm lịch sử với 12 lần bị phá hủy và tái thiết.

+Mỗi lần tái thiết, lầu lại được nâng cao và mở rộng, mang những dấu ấn kiến trúc độc đáo của từng thời kỳ.

+Lần xây dựng gần đây nhất vào năm 1981, Hoàng Hạc lâu hiện nay cao 51m với 5 tầng, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và hiện đại.

Giá trị văn hóa:

+Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về hạc vàng, biểu tượng cho sự may mắn và trường thọ.

+Trải qua nhiều triều đại, Hoàng Hạc lâu là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ.

+Nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị như thơ ca, tranh ảnh, thư pháp,…

+Hoàng Hạc lâu là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Điểm du lịch hấp dẫn:

+Hoàng Hạc lâu thu hút du khách bởi kiến trúc nguy nga, tráng lệ, hòa quyện cùng cảnh quan sông nước hữu tình.

+Du khách có thể lên lầu để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũ Hán sôi động và dòng sông Dương Tử cuộn chảy.

+Trải nghiệm văn hóa địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Vũ Hán.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 11 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ 2 câu thơ đầu.

– Xác định luật B T trong 2 câu thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, 

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

– Phá cách độc đáo: 

Câu 1:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6:  B # T

+ chữ thứ 2 giống chữ thứ 4: thanh B

Câu 2:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6: T # B

→ Hai câu có tuân thủ luật bằng trắc

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Hai câu đầu không tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường. Chữ thứ 2 lẽ ra phải thanh trắc thì ở đây lại thanh bằng.

Câu thơ 1:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6:  B # T

+ chữ thứ 2 giống chữ thứ 4: thanh B

Câu thơ 2:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6: T # B

Từ đó, cho thấy hai câu có tuân thủ luật bằng trắc.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ bản dịch nghĩa.

– Chú ý chỉ ra tâm trạng của nhân vật .

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Khói sóng dập dờn tỏa dịu trên sông khiến vạn vật như chìm đắm vào cõi mông lung, vô định.

– Tác nhân khơi dậy nỗi nhớ quê hương đau đáu trong lòng thi nhân. Tạo nên cái buồn não nuột cho khách đường xa.

– Thi sĩ băn khoăn tự hỏi không biết quê hương mình ở tận phương nào?

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Khói sóng trên sông khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn bởi vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đang trào lên trong lòng của tác giả. Không biết sóng trên con sông Trường Giang hay sóng đang cuồn cuộn trong lòng của tác giả nữa.

-Hình ảnh “khói sóng” gợi lên khung cảnh sông nước mênh mông, hoang vắng, thiếu vắng sự sống.

-Nỗi buồn của chủ thể trữ tình được nhân lên khi chứng kiến cảnh vật tiêu điều, hiu quạnh.

-Từ ấy, gợi nên nỗi nhớ quê hương của người con xa quê.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ nội dung của toàn bộ bài thơ.

– Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định chủ thể trữ tình.

– Xác định nội dung bao quát của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Chủ thể trữ tình: tác giả

– Bài thơ tả cảnh, thể hiện tình yêu quê hương da diết và man mác hương vị Thiền, ẩn hiện cái lí chân không, vô thường và vô ngã.

– Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng Hạc lâu. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Chủ thể trữ tình: Tác giả

– Nội dung bao quát: Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

– Chủ thể trữ tình: tác giả

– Nội dung bao quát bài thơ:

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ:

Hình ảnh lầu Hoàng Hạc sừng sững, uy nghi bên bờ sông Trường Giang mênh mông.

Cảnh vật xung quanh lộng lẫy, thơ mộng với dòng sông cuộn chảy, mây trắng bồng bềnh, núi xa mờ ảo.

+ Nỗi buồn thương, tiếc nuối trước sự đổi thay của thời gian:

Lầu Hoàng Hạc vẫn đó nhưng hạc vàng đã bay đi, tượng trưng cho sự mất mát, chia ly.

Tác giả cảm nhận sự ngắn ngủi, vô thường của cuộc đời con người.

+ Niềm hy vọng về tương lai tươi sáng:

Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, lầu Hoàng Hạc vẫn hiên ngang sừng sững.

Thể hiện niềm tin vào sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của con người.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ nội dung của toàn bộ bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)

– Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua sự đổi thay của bức tranh phong cảnh. 

– Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất. 

– Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

– Tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình.

– Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu.

Xem thêm

Cách 2
Cách 2

– Bốn dòng thơ đầu: Nhuốm màu tâm trạng của thi nhân. Bốn câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện suy nghĩ mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh.

– Hai dòng thơ cuối: Đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng. Có sự chuyển động về thời gian, từ khi ánh nắng còn chan hòa đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói. Trong thơ ca cổ, các nhà thơ Đường có thói quen sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng thiên nhiên để gợi tả tâm trạng mà “hoàng hôn nhớ nhà” là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi. Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng “hương quan hà xứ thị” không chỉ là câu hỏi quê hương ở nơi nào mà còn có thể hiểu rộng là: Nơi nào để dừng chân? Nơi nào là nơi có thể là bình yên để sống? à Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lí.

 – 4 câu đầu:

Buồn thương, tiếc nuối vì lầu Hoàng Hạc đã đổi thay, không còn như xưa.

Nhớ nhung về những người xưa đã từng đến đây.

Cảm nhận sự vô thường của thời gian, mọi thứ đều thay đổi.

Nỗi niềm cô đơn, lẻ loi trước cảnh vật mênh mông.

 – 2 câu cuối:

Nỗi buồn sầu, nuối tiếc khi phải chia tay.

Lòng hướng về quê hương, về những người thân yêu.

Xem thêm

Cách 2
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ nội dung của toàn bộ bài thơ.

– Xác định bố cục, vần, nhịp, đối

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Bố cục:

Câu 1 + 2: Đề

Câu 3 + 4: Thực

Câu 5 + 6: Luận

Câu 7 + 8: Kết

– Đọc bản phiên âm và bản dịch thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3, bản dịch thơ thứ nhất đọc theo nhịp thơ lục bát.

– Bốn câu thơ đầu:

+ Đối lập giữa quá khứ với hiện tại

+ Đối lập xưa và nay

+ Đối lập còn và mất

+ Đối lập giữa thực và hư

+ Đối thanh

– Bốn câu cuối:

+ Đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng

Xem thêm

Cách 2

– Bố cục: 2 phần

+ 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.

+ 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.

– Vần: lâu – du – thụ – châu – sầu

– Nhịp: 4/3

– Phép đối: 2 câu thực, 2 câu luận

Xem thêm

Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ nội dung của toàn bộ bài thơ.

– Xác định hình ảnh, điển tích, điển cố và nhận xét về tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

(1) tích nhân, điển tích, chỉ người xưa. Tục truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu. Sách Hoàn vũ ký ghi là Phí Hội từ lầu này cưỡi hạc vàng lên tiên nên gọi là lầu Hạc Vàng. Sách Tề hài chí thi ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng qua lầu này nên lầu gọi là lầu Hạc vàng.

(2) du du là từ Tàu, mông mênh, lai láng, bao la. Du du một từ có tần số xuất hiện rất cao trong thơ Đường . 

(3)- thê thê là mượt mà, tươi tốt. Cỏ xanh là ước lệ trong thơ Đường, luôn gợi sự quyến luyến với Vương tôn (Vương tôn là từ trọng vọng giành với ai đó ), ước lệ này được giới thi nhân dùng nhiều mà Vương Duy người đồng thời với ông là một điển hình. Nó cũng là một điển từ. “thê thê” là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ “Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê”. 

→ Trong thơ thất ngôn bát cú, địa danh nhằm tăng độ gợi hình của ý. Thi nhân thường chọn địa danh có huyền thoại đặc biệt liên quan đến câu chuyện hay con người lịch sử đã xuất hiện trong sách vở của Trung Hoa.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Điển cố Hạc vàng trong truyền thuyết hoá tiên của Phí Văn Vi.

– Các hình ảnh: Hán Dương, Anh Vũ, hoàng hôn, khói sóng

 Các hình ảnh, điển tích điển cố thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết cùng với tâm trạng buồn cô đơn, ngắm cảnh nảy tình của nhà thơ đã tạo cho bài thơ những đặc sắc và ấn tượng, để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc bởi một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những nỗi nhớ thương của tác giả đối với cảnh vật đang tồn tại xung quanh con người mình.

Các hình ảnh, điển tích và điển cố trong bài thơ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Hoàng Hạc lâu, mây trắng, sông Hán Dương, cây cỏ Anh Vũ… tạo nên bức tranh tượng trưng về sự xa cách, nỗi nhớ quê hương và tâm trạng u sầu của người lính xa xứ.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 12 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung toàn bộ bài thơ và xác định phong cách sáng tác phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Phong cách cổ điển

– Sử dụng nhiều điển tích, điển cố

– Hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách cổ điển.

– Đặc điểm: đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lí, lí tưởng sống,…) và nghệ thuật (những quy định về thể loại, với hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…).

Phong cách và đặc điểm của bài thơ:

-Phong cách: cổ điển

-Đặc điểm:

+Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi.

+Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+Thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tả cảnh và ngụ tình.

Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” đã thể hiện rõ nhất đặc điểm của phong cách thơ Đường luật: ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 13 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng:

Tác phẩm, tác giả

Phong cách sáng tác

Thời kì văn học (trung đại, hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

 

 

Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

 

 

Thơ duyên (Xuân Diệu)

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức các tác phẩm đã học

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm, tác giả

Phong cách sáng tác

Thời kì văn học (trung đại, hiện đại)

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Phong cách cổ điển

Trung đại

Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

Phong cách cổ điển

Trung đại

Thơ duyên (Xuân Diệu)

Phong cách lãng mạn

Hiện đại

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1