1. Lão Hạc (Nam Cao)

Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào? Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 31 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đói nghèo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp,… gây hậu quả và tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ dễ bị tha hoá và trở thành kẻ lưu manh.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ có thể buông xuôi, phó mặc cuộc đời, có người ngốc ngếch tìm đến cách kết liễu cuộc sống; nhưng cũng có người vượt lên trên khó khăn để có một cuộc sống tốt.

Phản ứng tiêu cực:

-Tuyệt vọng: Nhiều người cảm thấy tuyệt vọng khi đối mặt với nghèo đói và túng quẫn. Họ có thể cảm thấy như họ không có lối thoát khỏi tình trạng hiện tại và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như tự tử hoặc sử dụng chất kích thích.

-Lo lắng và stress: Nghèo đói có thể gây ra lo lắng và stress nghiêm trọng. Lo lắng về việc kiếm sống, cung cấp cho gia đình và trả các khoản nợ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người.

-Tức giận và oán hận: Một số người có thể cảm thấy tức giận và oán hận khi họ rơi vào tình trạng nghèo đói. Họ có thể tức giận với bản thân, với những người xung quanh, hoặc với xã hội vì đã không giúp đỡ họ.

-Thu mình lại: Một số người có thể thu mình lại và tránh giao tiếp với người khác khi họ nghèo đói. Họ có thể cảm thấy xấu hổ về tình trạng của mình và không muốn người khác biết.

Phản ứng tích cực:

-Quyết tâm: Một số người có thể trở nên quyết tâm hơn khi đối mặt với nghèo đói. Họ có thể làm việc chăm chỉ hơn để cải thiện tình trạng của mình và tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển.

-Sáng tạo: Nghèo đói có thể thúc đẩy con người trở nên sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ. Họ có thể tìm ra những cách mới để kiếm tiền, tiết kiệm tiền và sử dụng các nguồn lực hạn hẹp của mình một cách hiệu quả.

-Nhân ái: Một số người có thể trở nên nhân ái và đồng cảm hơn khi họ trải qua nghèo đói. Họ có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn của người khác và muốn giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 31 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhìn từ nhân vật “tôi”, tức là ông giáo

Xem thêm

Cách 2

Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật tôi – ông giáo

Xem thêm

Cách 2

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 33 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đây là lời kể của ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật ông giáo

Xem thêm

Cách 2

Đây là lời kể của ông giáo

Xem thêm

Cách 2

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 34 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Là người thương con vô bờ bến

– Quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình

– Hằng ngày vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con: Ông già gầy gò hằng ngày vẫn sống ở đó, quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình. Hằng ngày, lão vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa.

Lão Hạc là người cha yêu thương con vô bờ, dù nghèo nhưng vẫn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, hi vọng một ngày nào đó con sẽ trở về.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 35 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đoạn văn này cho thấy lão Hạc là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau

 + Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. 

→ Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Lão Hạc là người hết mực yêu thương con chó vàng, coi nó như một người bạn; đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Lão Hạc là một người tốt, có trái tim nhân hậu và giàu lòng yêu thương. Lão đau đớn, tự trách vô cùng, lão thấy có lỗi với cậu Vàng.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 37 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đây là lời của nhân vật “tôi” hay lão Hạc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật “tôi”

Xem thêm

Cách 2

Đây là lời của nhân vật tôi

Xem thêm

Cách 2

Trong khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 38 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc phù hợp bởi ai rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ có thể sẽ làm những việc trái với lương tâm của mình.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Không đồng tình với suy nghĩ của ông giáo vì lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một người thương con, day dứt vì bán chó, ngại nhờ cậy hàng xóm thì không thể nào theo gót Binh Tư được.

Tôi có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này vì nghèo khó đến cùng cực sẽ đẩy chúng ta vào ngõ cụt của cuộc đời, làm chuyện trái lương tâm vì miếng cơm manh áo. Căn bản trước khi thành người xấu thì ai cũng là người tốt.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là câu chuyện kể về lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn có vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí nên đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su trong miền Nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để dành cho con trai của lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng, lại cộng thêm một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm cho con trai đã mang ra dùng gần hết. Lão có một con chó tên là Vàng – một con chó mà lão coi như người bạn trung thành nhất. Nhưng cũng vì muốn dành tiền cho con trai mà lão đã quyết định bán con chó đi. Quyết định này đã dằn vặt lão rất nhiều. Thế rồi, lão quyết định chọn chết bằng bả chó – một cái chết đau đớn và dữ dội. Lão cũng tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến bà con hàng xóm. Lão chọn cái chết ấy để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể đó là cách để lão giải thoát cho bản thân mình sau khoảng thời gian sống cùng cực, đau khổ. Câu chuyện được kể lại qua lời kể của ông giáo – người chứng kiến mọi sự khổ đau của lão Hạc và dường như trong nhân vật này, người đọc cũng có thể thấy hiện lên chính giọng kể của tác giả.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, sống cô đơn với con chó Vàng sau khi con trai phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ. Do tuổi già sức yếu, Lão không thể làm thuê kiếm sống, buộc phải bán đi mảnh vườn và đàn chó Vàng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Lão gửi gắm số tiền bán chó cho ông giáo và dặn dò ông giáo nhiều việc, trong đó quan trọng nhất là giữ gìn mảnh vườn cho con trai Lão. Cuộc sống của Lão ngày càng túng quẫn, Lão phải ăn khoai, ăn sung, thậm chí ăn cả mả con chó Vàng. Khi không còn cách nào khác, Lão tìm đến Binh Tư, một người chuyên rình mò bắt chó, để xin bả chó. Lão Hạc tự kết liễu đời mình bằng cách ăn bả chó. Sau khi Lão Hạc chết, ông giáo mới hiểu được nguyên nhân cái chết của Lão và thương xót cho số phận bi đát của người bạn già.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?

b.Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Lão Hạc là hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Dù trong hoàn cảnh nghèo khó, ông vẫn giữ được phẩm chất của một người nông dân chất phát và hiền lành.

b. – Một lão nông già yếu, cô đơn → tình cảnh bi đát 

– Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình – và chọn con đường kết thúc cho mình.

→ Dù hoàn cảnh sống có khốn cùng đến đâu, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp, cốt cách sáng ngời

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Nét tính cách của nhân vật lão Hạc: Lão Hạc là một người nông dân có mảnh đời vô cùng nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại luôn giữ được nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao.

a. Lão Hạc đại diện cho tầng lớp người nông dân nghèo khổ, túng quẫn trong xã hội đương thời.

b. Hoàn cảnh sống đã tác động đến tính cách của nhân vật Lão Hạc.

– Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.

– Là con người có lòng tự trọng rất cao.

– Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sống của con – một sự hi sinh cao cả.

– Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.

a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước cách mạng.

b. Hoàn cảnh sống nghèo khổ, cô đơn, túng quẫn đã tác động mạnh mẽ đến số phận và tính cách của Lão Hạc:

-Số phận bi đát: Lão phải bán đi mảnh vườn, đàn chó Vàng, thậm chí phải ăn bả chó để tự tử.

-Tính cách: Lão trở nên cẩn trọng, đề phòng, lo toan, chắt bóp từng đồng.

-Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, Lão vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương con sâu sắc, hiền lành, chất phác, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ ông giáo. 

→ Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc…

Xem thêm

Cách 2

– Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

– Điểm nhìn: Điểm nhìn từ nhân vật tôi

→ Tác dụng:

+ Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do ông giáo thuật lại sẽ trở nên chân thực, giàu cảm xúc.

+ Việc kể ở ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt.

Xem thêm

Cách 2


Cách 3

 – Ngôi kể:

+Truyện “Lão Hạc” được kể theo ngôi thứ nhất (tôi – ông giáo).

 – Điểm nhìn:

+Điểm nhìn trong truyện “Lão Hạc” là điểm nhìn của nhân vật “tôi” (ông giáo).

 – Tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn:

+Ngôi thứ nhất:

Giúp cho câu chuyện chân thực, sinh động hơn như được kể lại từ chính người trong cuộc.

Tạo sự gần gũi, đồng cảm giữa người đọc với nhân vật “tôi” và Lão Hạc.

_Điểm nhìn của nhân vật “tôi”:

Giúp cho người đọc hiểu rõ tâm tư, tình cảm của Lão Hạc.

Giúp cho người đọc thấy được sự quan tâm, đồng cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc.

Giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao một người gần gũi, thân tình với lão Hạc như nhân vật ông giáo mà vẫn có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm lão Hạc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Lão Hạc chết là vì lão muốn dành dụm tiền cho con. Một tình thương con cao cả, cũng chính tình yêu con đó đã tạo sức hút cho tử thần, muốn lôi kéo Lão Hạc đi. Vì đó mà lão quyết không ăn vào tiền dành dụm cho con mình cưới vợ, mà ông kiếm được gì ăn nấy, rồi khi không còn gì ăn, có lẽ cũng là lúc cánh cửa của tử thần đã rộng mở để đón lão, lão đến nhờ ông giáo để gửi tiền gửi lại cho con lão. Xong xuôi mọi việc lão quyết định đi qua cánh cửa tử thần bằng cách xin bả chó của binh tư để tự kết liễu mình. Qua đó ta có thể thấy lòng yêu còn cực kì đáng quý trọng của Lão Hạc, vì yêu con có thể bỏ cả tính mạng để cho con mình được sống hạnh phúc.

– Khi thấy Lão Hạc xin con chó của Binh Tư, ông giáo hiểu lầm rằng Lão Hạc đã từ bỏ nhân cách và đối mặt với đói khổ. Tuy nhiên, ông giáo cảm thấy sự đau lòng và thấu hiểu: Lão Hạc bị cuốn vào nghề trộm chó để tồn tại và ông giáo tự hỏi làm sao một người tốt như Lão Hạc có thể suy thoái đạo đức đến mức này.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc: Lão Hạc vì chết là vì muốn dành tất cả những tài sản cho con. Ở trong con người lão chất chứa một tình yêu thương con cao cả, cũng chính tình yêu đó đã đẩy lão đi đến đường cùng, tìm đến cái chết trong sự bất lực. Vì đó mà lão quyết không động đến số tiền bao nhiêu năm tích góp được để dành cho con cưới vợ, lão kiếm được gì ăn nấy, rồi đến khi không thể còn thứ gì khác để ăn, có lẽ cũng là lúc cái chết hiện le lói ở trong đầu lão, lão đến nhà ông giáo để gửi nhờ ít tiền cho con lão. Xong xuôi tất cả mọi việc, lão quyết định đi đến hồi kết của cuộc đời mình bằng cách xin một ít bả chó rồi ăn. Qua đó người đọc có thể cảm nhận được tình yêu thương con cực kỳ đáng trân trọng của lão Hạc, vì con mà có thể bỏ cả mạng sống của mình, để con có được một cuộc sống hạnh phúc.

– Một người gần gũi và thân tình như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm lão Hạc vì xã hội phong kiến bất công đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng túng quẫn

Về cái chết của Lão Hạc:

Cái chết của Lão Hạc là một cái chết đầy thương tâm và bi đát. Nó cho thấy số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Lão Hạc là một người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, yêu thương con sâu sắc nhưng lại phải chịu đựng cảnh nghèo đói, bất hạnh. Lão đã cố gắng bám víu lấy cuộc sống, nhưng cuối cùng không thể qua khỏi và phải chọn cái chết để bảo toàn mảnh vườn cho con trai.

Cái chết của Lão Hạc là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Nó cũng thể hiện sự bất lực của Lão Hạc trước hoàn cảnh. Lão không thể làm gì khác để bảo vệ con trai mình và mảnh vườn của mình.

 – Về việc nhân vật ông giáo có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm Lão Hạc:

Ông giáo là người gần gũi, thân tình với Lão Hạc. Ông là người hiểu rõ Lão Hạc hơn ai hết. Tuy nhiên, vẫn có lúc ông giáo không hiểu hoặc hiểu lầm Lão Hạc.

Có thể có một số lý do giải thích cho điều này:

+Lão Hạc là một người có lòng tự trọng cao. Lão không muốn làm phiền người khác nên đã giấu diếm ông giáo về hoàn cảnh thực sự của mình.

+Lão Hạc là một người đàn ông già, cô đơn. Lão không có ai để chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình.

+Ông giáo cũng là một người có nhiều lo toan. Ông có gia đình để lo lắng nên không thể dành hết thời gian để quan tâm đến Lão Hạc.

Tuy nhiên, những hiểu lầm này chỉ là tạm thời. Sau khi Lão Hạc chết, ông giáo đã hiểu ra tất cả. Ông thương xót cho Lão Hạc và trách móc bản thân vì đã không quan tâm đến Lão Hạc nhiều hơn.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:

a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?

b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta” có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Đoạn văn trên là dòng suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh: 

+Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc

b. Là con người, ai cũng có những nỗi khổ của riêng mình. Khi chúng ta “cố mà tìm hiểu” “những người quanh ta” sẽ cho chúng ta cách nhìn vị tha hơn về những người xung quanh, ta nên có cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ đau của họ.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

a. Đoạn văn là lời của ông giáo nói với người đọc, khi kể cho vợ nghe về việc lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với lão Hạc. Nhằm bộc lộ dòng suy nghĩ của ông giáo về cách nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt thấu hiểu, nhân hậu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của họ.

b. “Cố tìm mà hiểu” là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất.

a. Phân tích ngữ cảnh:

-Lời nói: Lời nói này được nhân vật ông giáo – người kể chuyện trong tác phẩm Lão Hạc – thốt ra.

-Đối tượng: Lời nói này được ông giáo nhắc nhở bản thân và người đọc về tầm quan trọng của việc thấu hiểu người khác.

-Hoàn cảnh: Lời nói này xuất hiện sau khi ông giáo hiểu ra nguyên nhân cái chết bi thảm của Lão Hạc. Ông giáo đã hối hận vì không hiểu được hoàn cảnh và nỗi khổ tâm của Lão Hạc.

-Mục đích: Lời nói này thể hiện sự thức tỉnh của ông giáo về tầm quan trọng của việc thấu hiểu con người. Đồng thời, tác giả nhắc nhở người đọc về bài học nhân văn sâu sắc này.

b. Ý nghĩa, tác dụng của tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta”:

-Đối với nhà văn Nam Cao:

+Giúp ông sáng tạo nên những nhân vật chân thực, sinh động:

Nhờ thấu hiểu cuộc sống và con người, Nam Cao đã xây dựng nên những nhân vật mang đậm dấu ấn hiện thực, có tính cách phức tạp, nội tâm sâu sắc như Lão Hạc, Binh Tư, ông giáo,…

Các nhân vật của Nam Cao không chỉ gây ấn tượng bởi số phận bi thảm mà còn bởi tâm hồn đẹp đẽ và những phẩm chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong.

+Giúp ông thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm:

Nhờ thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân, Nam Cao đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với họ và lên án xã hội phong kiến bất công đã đẩy họ vào bước đường cùng.

Các tác phẩm của Nam Cao không chỉ tố cáo xã hội thối nát mà còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Đọc Lão Hạc, bạn nhận xét như thế nào về cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng. Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua truyện ngắn Lão Hạc: bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ. Những đau đớn và tủi nhục được thể hiện một cách trung thực, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi khổ vật chất của người nông dân.

Qua tác phẩm Lão Hạc, ta có thể nhận thấy cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 vô cùng bi thảm và đầy bất công:

– Cái nghèo đeo đẳng:

+Lão Hạc, một người nông dân vốn đã nghèo lại gặp nhiều bất hạnh, buộc phải bán đi mảnh vườn và đàn chó Vàng – những tài sản quý giá của mình.

+Binh Tư, một người tứ cố vô thân, phải sống lay lắt, bám víu vào nghề bắt chó.

+Chị Dậu, một người phụ nữ nông dân, phải bán khoai, bán chó, thậm chí bán cả đứa con gái út để nộp sưu cho chồng.

– Bức tranh xã hội bất công:

+Người nông dân bị bóc lột, áp bức nặng nề bởi cường hào, ác bá và chế độ thực dân phong kiến.

+Họ phải chịu sưu cao thuế nặng, bị đẩy vào cảnh bần cùng, không có lối thoát.

+Nạn đói hoành hành, đẩy con người đến bước đường cùng.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 39 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Phong cách hiện thực

– Văn bản phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

– Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách hiện thực. Căn cứ vào đề tài và nhân vật:

+ Đề tài: người nông dân trước Cách mạng

+ Nhân vật: Lão Hạc – người nông dân nghèo khổ, bất hạnh túng quẫn.

Tác phẩm được viết theo phong cách hiện thực bởi vì truyện đã phản ảnh chân thực, sâu sắc sự bị thảm, nghèo khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng và xã hội đầy bất công.

Xem thêm

Cách 2
Cách 3

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1