9. Đề thi học kì 2 – Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Với b,c là hai số thực dương tùy ý thỏa mãn \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}b \ge {\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}c\), khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A.
     \(b \ge c\).
  • B.
     \(b \le c\).
  • C.
     \(b > c\).
  • D.
     \(b < c\).
Câu 2 :

Đạo hàm của hàm số \(y = {2^x}\) là:

  • A.
     \(y’ = {2^x}\ln 2\)
  • B.
     \(y’ = {2^x}\)
  • C.
     \(y’ = \frac{{{2^x}}}{{\ln 2}}\)
  • D.
     \(y’ = x{2^{x – 1}}\)
Câu 3 :

Nghiệm của phương trình \({2^x} = 3\) là

  • A.
     \(x = {\log _2}3\).
  • B.
     \(x = {\log _3}2\).
  • C.
     \(x = 3\).
  • D.
     \(x = 2\).
Câu 4 :

Cho hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} AA’ \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(AA’ = 3a.\) Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

  • A.
     \({a^3}.\)
  • B.
     \(3{a^3}.\)
  • C.
     \(2{a^3}.\)
  • D.
     \(\frac{{3{a^3}}}{4} \cdot \)
Câu 5 :

Cho hình lập phương \(ABCD \cdot A’B’C’D’\) có cạnh bằng \(a\) (tham khảo hình vẽ).

Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {BDA’} \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\). Giá trị của \({\rm{sin}}\varphi \) bằng

  • A.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{3}\).
  • B.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}\).
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
  • D.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}\).
Câu 6 :

Hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = 2{x^2} – 2\) tại điểm có hoành độ \({x_0} = 2\)là:

  • A.
     4
  • B.
     8
  • C.
     6
  • D.
     -4
Câu 7 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a,SA vuông góc với đáy, \(SA = a\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD là

  • A.
     \(a\).
  • B.
     2a.
  • C.
     \(a\sqrt 2 \).
  • D.
     \(a\sqrt 3 \).
Câu 8 :

Có hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng bia là 0,8; người thứ hai bắn trúng bia là 0,6. Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng là:

  • A.
     0,95.
  • B.
     0,92.
  • C.
     0,48.
  • D.
     0.96.
Câu 9 :

Tính đạo hàm của hàm số sau \(y = \frac{{ – 3x + 4}}{{x – 2}}\).

  • A.
     \(y’ = \frac{2}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • B.
     \(y’ = \frac{{ – 11}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • C.
     \(y’ = \frac{{ – 5}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • D.
     \(y’ = \frac{{10}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
Câu 10 :

Cho hình chóp \(S.ABC,{\mkern 1mu} SA\) vuông góc với đáy, \(J\) là hình chiếu của \(A\) trên BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
     \(BC \bot \left( {SAJ} \right)\).
  • B.
     \(AJ \bot SC\).
  • C.
     \(BC \bot \left( {SAC} \right)\).
  • D.
     \(BC \bot \left( {SAB} \right)\)
Câu 11 :

Có ba chiếc hộp: hộp I có 4 bi đỏ và 5 bi xanh, hộp II có 3 bi đỏ và 2 bi đen, hộp III có 5 bi đỏ và 3 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên ra một hộp rồi lấy một viên bi từ hộp đó. Xác suất để viên bi lấy được màu đỏ bằng

  • A.
     \(\frac{{601}}{{1080}}\).
  • B.
     \(\frac{6}{{11}}\).
  • C.
     \(\frac{1}{6}\).
  • D.
     \(\frac{{61}}{{360}}\).
Câu 12 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {5x – 2} \right) > {\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {6 – 3x} \right)\) là

  • A.
     \(S = \left( {1; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(S = \left( {1;2} \right)\).
  • C.
     \(S = \left( {2; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(S = \left( {\frac{2}{5};1} \right)\).
Câu 13 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({5^{x + 2}} < {\left( {\frac{1}{{25}}} \right)^{ – x}}\) là

  • A.
     \(\left( {2; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left( { – \infty ;1} \right)\).
  • C.
     \(\left( { – \infty ;2} \right)\).
  • D.
     \(\left( {1; + \infty } \right)\).
Câu 14 :

Hàm số \(y = \left( {1 + x} \right)\sqrt {1 – x} \)có đạo hàm \(y’ = \frac{{ax + b}}{{2\sqrt {1 – x} }}\). Tính \(a + b.\)

  • A.
     \( – 2.\)
  • B.
     2.
  • C.
     \( – 3.\)
  • D.
     \(1\)
Câu 15 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({9^x} – {2.6^x} + m{.4^x} = 0\) có hai nghiệm trái dấu.

  • A.
     \(0 < m < 1\).
  • B.
     \(m < {\rm{ \;}} – 1\) hoặc \(m > 1\).
  • C.
     \(m \le 1\).
  • D.
     \(m < 0\)
Câu 16 :

Hai xạ thủ tham gia thi đấu bắn súng, mỗi người bắn vào bia của mình một viên đạn một cách độc lập với nhau. Gọi \(A\) và \(B\) lần lượt là các biến cố “Người thứ nhất bắn trúng bia”; “Người thứ hai bắn trúng bia”. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) bằng nhau.
  • B.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) đối nhau.
  • C.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau.
  • D.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) không độc lập với nhau.
Câu 17 :

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi hai đường thẳng B’C và AB. Tính cosin của góc \(\alpha \).

  • A.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{6}\)
  • B.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
  • C.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} – \frac{{\sqrt 3 }}{4}\)
  • D.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 18 :

Cho \({\left( {\cos 2x – \tan 3x} \right)^\prime } = a\sin 2x + \frac{b}{{{{\cos }^2}3x}}\). Tính \(S = a – b\)?

  • A.
     \(S = {\rm{\;}} – 5\)
  • B.
     \(S = {\rm{\;}} – 1\)
  • C.
      \(S = 1\)
  • D.
     \(S = 5\)
Câu 19 :

Một chất điểm chuyển động trong 20 giây đầu tiên có phương trình \(s\left( t \right) = \frac{1}{{12}}{t^4} – {t^3} + 6{t^2} + 10t\), tròng đó \(t > 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \)tính bằng giây và \(S\left( t \right)\) tính bằng mét (m). Hỏi tại thời điểm \(t = 3s\) thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu?

  • A.
     \(18m/s\).   
  • B.
     \(28m/s\) .   
  • C.
     \(13m/s\).  
  • D.
     \(17{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\).
Câu 20 :

Câu lạc bộ cờ vua của một trường THPT có 20 thành viên ở ba khối, trong đó khối 10 có 3 nam và 2 nữ, khối 11 có 4 nam và 4 nữ, khối 12 có 5 nam và 2 nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một thành viên của câu lạc bộ để tham gia thi đấu giao hữu. Xét các biến cố sau:

A : “Thành viên được chọn là học sinh khối 11”;

B : “Thành viên được chọn là học sinh nam”.

Khi đó biến cố \(A \cup B\) là

  • A.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 và là học sinh nam”.
  • B.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 và không là học sinh nam”.
  • C.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 hoặc là học sinh nam”.
  • D.
     “Thành viên được chọn không là học sinh khối 11 hoặc là học sinh nam”.
Câu 21 :

Cho khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\) có thể tích là 4. Khối chóp \(A’ \cdot ABC\) có thể tích bằng

  • A.
     4.
  • B.
     12.
  • C.
     \(\frac{4}{3}\).
  • D.
     \(\frac{8}{3}\).
Câu 22 :

Cho hàm số \(y = {x^3} – 3{x^2} + 2\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 3 có dạng \(ax + by – 25 = 0\). Khi đó, tổng \(a + b\) bằng:

  • A.
     \(8\).
  • B.
     \( – 10\).
  • C.
     \( – 8\).
  • D.
     10.
Câu 23 :

Một hộp chứa 12 chiếc thẻ có kích thước như nhau, trong đó có 5 chiếc thẻ màu xanh được đánh số từ 1 đến 5; có 4 chiếc thẻ màu đỏ được đánh số từ 1 đến 4 và 3 chiếc thẻ màu vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên 2 chiếc thẻ từ hộp, tính xác suất để 2 chiếc thẻ được lấy vừa khác màu vừa khác số.

  • A.
     \(\frac{{29}}{{66}}.\)
  • B.
     \(\frac{{37}}{{66}}.\)         
  • C.
     \(\frac{8}{{33}}.\)
  • D.
     \(\frac{{14}}{{33}}.\)
Câu 24 :

Cho A,B là hai biến cố độc lập. Biết \(P\left( A \right) = \frac{1}{4},P\left( {A \cap B} \right) = \frac{1}{9}\). Tính \(P\left( B \right)\)

  • A.
     \(\frac{7}{{36}}\).
  • B.
     \(\frac{1}{5}\).
  • C.
     \(\frac{4}{9}\).
  • D.
     \(\frac{5}{{36}}\).
Câu 25 :

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} SA = AB = 2a\), tam giác ABC vuông tại \(B\) (tham khảo hình vẽ). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng

  • A.
     \(a\sqrt 2 \).
  • B.
     \(a\).
  • C.
     2a.
  • D.
     \(a\sqrt 3 \).
Câu 26 :

Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(S = {\rm{\;}} – {t^3} + 3{t^2} + 9t\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(S\) tính bằng mét. Tính vận tốc của chuyển động tại thời điểm gia tốc triệt tiêu.

  • A.
     \(11m/s.\)
  • B.
     \(6m/s.\)
  • C.
     \(12m/s.\)
  • D.
     \(0m/s.\)
Câu 27 :

Tính tổng tất cả các nghiệm nguyên của bất phương trình \(\log \left( {{x^2} + 2x + 3} \right) \le \log 6\)

  • A.
     \(5\).
  • B.
     \( – 5\).
  • C.
     \(7\).
  • D.
     \(4\).
Câu 28 :

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC vuông tại A, \(AB = a\sqrt 3 \), AC = AA’ = a. Giá trị sin của góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (BCC’B’) bằng

  • A.
     \(\frac{{\sqrt {10} }}{4}\).
  • B.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{3}\).
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
  • D.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}\).
Câu 29 :

Một lớp có 60 sinh viên trong đó 40 sinh viên học tiếng Anh, 30 sinh viên học tiếng Pháp và 20 sinh viên học cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên. Tính xác suất của các biến cố sinh viên được chọn không học tiếng Anh và tiếng Pháp.

  • A.
     \(\frac{1}{2}\).
  • B.
     \(\frac{1}{3}\).
  • C.
     \(\frac{1}{6}\).
  • D.
     \(\frac{5}{6}\).
Câu 30 :

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a. Mặt phẳng \(\left( {A’BC} \right)\) tạo với đáy một góc bằng \({60^\circ }.\) Thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ bằng:

  • A.
    \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{8} \cdot \)
  • B.
     \(\frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{8} \cdot \)
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{2} \cdot \)
  • D.
     \(\frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{4} \cdot \)
Câu 31 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} – 2{x^2} + 4\)  có đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm hoành độ tiếp điểm của đồ thị \(\left( C \right)\) biết tiếp tuyến có hệ số góc bằng \( – 1\).

  • A.
     \(x = 1\)                            
  • B.
     \(x = 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \frac{1}{3}\)
  • C.
     \(x = {\rm{\;}} – 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = {\rm{\;}} – \frac{1}{3}\)
  • D.
     \(x = \frac{1}{3}\)
Câu 32 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{2}{3}} \right)^{4x}} \le {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{2 – x}}\) là?

  • A.
     \(\left[ {\frac{2}{5}; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left( { – \infty ; – \frac{2}{3}} \right]\).
  • C.
     \(\left[ {\frac{{ – 2}}{3}; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(\left( { – \infty ;\frac{2}{5}} \right]\).
Câu 33 :

Trong một bài thi đánh giá tư duy gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong đó có 5 câu hỏi lĩnh vực tự nhiên và 5 câu hỏi lĩnh vực xã hội. Mỗi câu hỏi có bốn phương án trả lời và chỉ có một phương án đúng. Một học sinh đã trả lời đúng các câu hỏi thuộc lĩnh vực tự nhiên, nhưng ở lĩnh vực xã hội học sinh đó chọn ngẫu nhiên một phương án bất kì. Biết rằng, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không có điểm, tính xác suất học sinh đó đạt ít nhất 8 điểm?

  • A.
     \(19,14\% \).
  • B.
     \(19,53\% \).
  • C.
     \(17,58\% \).
  • D.
     \(10,35\% \).
Câu 34 :

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC vuông tại \(B,\;AB = \sqrt 2 a,\;BC = a\). Các cạnh bên bằng nhau và bằng \(a\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SC và AB.

  • A.
     \(\frac{{a\sqrt 2 }}{4}\).
  • B.
     \(\frac{a}{2}\).
  • C.
     \(a\sqrt 2 \).
  • D.
     \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).
Câu 35 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, \(AB = 2a,AD = a,\Delta SAD\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Gọi \(\varphi \) là góc phẳng nhị diện \(\left[ {S,BC,A} \right]\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
     \(\varphi {\rm{ \;}} = 60^\circ \).
  • B.
     \({\rm{tan}}\varphi {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{4}\).
  • C.
     \(\varphi {\rm{ \;}} = 30^\circ \).
  • D.
     \({\rm{tan}}\varphi {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
Câu 36 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh \(a\), mặt bên SAB nằm trong mặt phẳng vuông góc với \(\left( {ABCD} \right)\), \(\widehat {SAB} = 30^\circ \), \(SA = 2a\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp S.ABCD.

  • A.
     \(V = \frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{6}.\)
  • B.
     \(V = {a^3}.\)
  • C.
     \(V = \frac{{{a^3}}}{9}.\)
  • D.
     \(V = \frac{{{a^3}}}{3}.\)
Câu 37 :

Tập nghiệm bất phương trình \({4^x} – {3.2^x} – 4 \ge 0\) là

  • A.
     \(\left[ {2; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left[ {4; + \infty } \right)\).
  • C.
     \(\left( {4; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(\left( {2; + \infty } \right)\).
Câu 38 :

Có bao nhiêu số nguyên \(x\) thoả mãn điều kiện \(\left( {{7^x} – 49} \right)\left( {{\rm{log}}_3^2x – 7{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x + 6} \right) < 0\) ?

  • A.
     728.
  • B.
     726.
  • C.
     725.
  • D.
     729.
Câu 39 :

Ba cầu thủ sút phạt đến 11m, mỗi người đá một lần với xác suất làm bàn tương ứng là \(x\), \(y\) và 0,6 (với\(x > y\)). Biết xác suất ít nhất một trong ba cầu thủ ghi bàn là 0,976 và xác suất để cả ba cầu thủ đều ghi ban là 0,336. Tính xác suất để có đúng hai cầu thủ ghi bàn.

  • A.
     \(P(C) = 0,452\)
  • B.
     \(P(C) = 0,435\)
  • C.
     \(P(C) = 0,4525\)
  • D.
     \(P(C) = 0,4245\)
Câu 40 :

Cho đa thức \(P\left( x \right)\) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2},{x_3}\). Tính \(\frac{1}{{P’\left( {{x_1}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_2}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_3}} \right)}}\)

  • A.
     \(1\)
  • B.
     \( – 1\)
  • C.
     \(0\)
  • D.
     Không xác định

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Với b,c là hai số thực dương tùy ý thỏa mãn \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}b \ge {\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}c\), khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A.
     \(b \ge c\).
  • B.
     \(b \le c\).
  • C.
     \(b > c\).
  • D.
     \(b < c\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\({\log _a}f(x) \ge {\log _a}g(x)\)\(\left( * \right)\)

Nếu \({\rm{a}} > 1\) thì phương trình \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f(x) > g(x)}\\{g(x) > 0}\end{array}} \right.\)

Nếu \(0 < a < 1\) thì phương trình \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f(x) < g(x)}\\{f(x) > 0}\end{array}} \right.\)

Chú ý: \({\log _a}f(x)\) có nghĩa \( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{f(x) > 0}\\{0 < a \ne 1}\end{array}} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}b \ge {\rm{lo}}{{\rm{g}}_5}c \Leftrightarrow b \ge c\).

Đáp án A.

Câu 2 :

Đạo hàm của hàm số \(y = {2^x}\) là:

  • A.
     \(y’ = {2^x}\ln 2\)
  • B.
     \(y’ = {2^x}\)
  • C.
     \(y’ = \frac{{{2^x}}}{{\ln 2}}\)
  • D.
     \(y’ = x{2^{x – 1}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính đạo hàm \({\left( {{a^x}} \right)^\prime } = {a^x}\ln a\).

Lời giải chi tiết :

\(y’ = {\left( {{2^x}} \right)^\prime } = {2^x}.\ln 2\)

Đáp án A.

Câu 3 :

Nghiệm của phương trình \({2^x} = 3\) là

  • A.
     \(x = {\log _2}3\).
  • B.
     \(x = {\log _3}2\).
  • C.
     \(x = 3\).
  • D.
     \(x = 2\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Định nghĩa \({\log _a}x = b \Leftrightarrow x = {a^b}\)

Lời giải chi tiết :

\({2^x} = 3 \Leftrightarrow x = {\log _2}3\)

Đáp án A.

Câu 4 :

Cho hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} AA’ \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(AA’ = 3a.\) Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

  • A.
     \({a^3}.\)
  • B.
     \(3{a^3}.\)
  • C.
     \(2{a^3}.\)
  • D.
     \(\frac{{3{a^3}}}{4} \cdot \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thể tích khối trụ \(V = h.B\)

Lời giải chi tiết :

Thể tích khối trụ \({V_{ABCA’B’C’}} = AA’.{S_{ABCD}} = 3a.{a^2} = 3{a^3}\)

Đáp án B.

Câu 5 :

Cho hình lập phương \(ABCD \cdot A’B’C’D’\) có cạnh bằng \(a\) (tham khảo hình vẽ).

Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {BDA’} \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\). Giá trị của \({\rm{sin}}\varphi \) bằng

  • A.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{3}\).
  • B.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}\).
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
  • D.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\(\widehat {\left( {BDA’} \right),(ABCD)} = \widehat {A’O,AO} = \widehat {A’OA}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \(O = AC \cap BD\). Suy ra \(AO \bot BD\). (1)

Ta chứng minh được \(BD \bot {A^\prime }O\). (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {\left( {BDA’} \right),(ABCD)} = \widehat {A’O,AO} = \widehat {A’OA}\).

Vậy \(\sin \left( {\left( {BDA’} \right),(ABCD)} \right) = \sin \widehat {A’OA} = \frac{{AA’}}{{A’O}} = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\).

Đáp án A.

Câu 6 :

Hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = 2{x^2} – 2\) tại điểm có hoành độ \({x_0} = 2\)là:

  • A.
     4
  • B.
     8
  • C.
     6
  • D.
     -4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\)là: \(y = f’\left( {{x_0}} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(y’ = 4x\).

Vậy hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = 2{x^2} – 2\) tại điểm có hoành độ \({x_0} = 2\)là: \(k = y’\left( 2 \right) = 4.2 = 8\).

Đáp án B.

Câu 7 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a,SA vuông góc với đáy, \(SA = a\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD là

  • A.
     \(a\).
  • B.
     2a.
  • C.
     \(a\sqrt 2 \).
  • D.
     \(a\sqrt 3 \).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Vì \(DC\parallel AB\) nên \(d(SB;CD) = d(CD;(SAB)) = d(D;(SAB)) = AD = a\)

Đáp án A.

Câu 8 :

Có hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng bia là 0,8; người thứ hai bắn trúng bia là 0,6. Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng là:

  • A.
     0,95.
  • B.
     0,92.
  • C.
     0,48.
  • D.
     0.96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức cộng và nhân xác suất.

Lời giải chi tiết :

Xác suất để không có ai bắn trúng là: \(\left( {1 – 0,8} \right)\left( {1 – 0,6} \right) = 0,2.0,4 = 0,08\)

Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng là: \(1 – 0,08 = 0,92\).

Đáp án B.

Câu 9 :

Tính đạo hàm của hàm số sau \(y = \frac{{ – 3x + 4}}{{x – 2}}\).

  • A.
     \(y’ = \frac{2}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • B.
     \(y’ = \frac{{ – 11}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • C.
     \(y’ = \frac{{ – 5}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).
  • D.
     \(y’ = \frac{{10}}{{{{(x – 2)}^2}}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tính đạo hàm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(y’ = \frac{{ – 3\left( {x – 2} \right) – \left( { – 3x + 4} \right)}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} = \frac{2}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}\)

Đáp án A.

Câu 10 :

Cho hình chóp \(S.ABC,{\mkern 1mu} SA\) vuông góc với đáy, \(J\) là hình chiếu của \(A\) trên BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
     \(BC \bot \left( {SAJ} \right)\).
  • B.
     \(AJ \bot SC\).
  • C.
     \(BC \bot \left( {SAC} \right)\).
  • D.
     \(BC \bot \left( {SAB} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+Muốn chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, ta chứng minh đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trên mặt phẳng.

+ Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó sẽ vuông góc với tất cả các đường thẳng nằm trong mặt phẳng.

Lời giải chi tiết :

Lại có \(AJ \bot BC{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\)(giả thiết)

Từ \(\left( 1 \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right) \Rightarrow \)\(BC \bot \left( {SAJ} \right)\).

Đáp án A.

Câu 11 :

Có ba chiếc hộp: hộp I có 4 bi đỏ và 5 bi xanh, hộp II có 3 bi đỏ và 2 bi đen, hộp III có 5 bi đỏ và 3 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên ra một hộp rồi lấy một viên bi từ hộp đó. Xác suất để viên bi lấy được màu đỏ bằng

  • A.
     \(\frac{{601}}{{1080}}\).
  • B.
     \(\frac{6}{{11}}\).
  • C.
     \(\frac{1}{6}\).
  • D.
     \(\frac{{61}}{{360}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng xác suất có điều kiện.

Lời giải chi tiết :

Lấy ngẫu nhiên một hộp.

Gọi \({C_1}\) là biến cố lấy được hộp I;

Gọi \({C_2}\) là biến cố lấy được hộp II;

Gọi \({C_3}\) là biến cố lấy được hộp III.

Suy ra \(P\left( {{C_1}} \right) = P\left( {{C_2}} \right) = P\left( {{C_3}} \right) = \frac{1}{3}\).

Gọi \(C\) là biến cố “lấy ngẫu nhiên một hộp, trong hộp đó lại lấy ngẫu nhiên một viên bi và được bi màu đỏ”.

Ta có: \(C = \left( {C \cap {C_1}} \right) \cup \left( {C \cap {C_2}} \right) \cup \left( {C \cap {C_3}} \right)\)

\( \Rightarrow P\left( C \right) = P\left( {C \cap {C_1}} \right) + P\left( {C \cap {C_2}} \right) + P\left( {C \cap {C_3}} \right)\)

\( = \frac{1}{3} \cdot \frac{4}{9} + \frac{1}{3} \cdot \frac{3}{5} + \frac{1}{3} \cdot \frac{5}{8} = \frac{{601}}{{1080}}\).

Đáp án A.

Câu 12 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {5x – 2} \right) > {\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {6 – 3x} \right)\) là

  • A.
     \(S = \left( {1; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(S = \left( {1;2} \right)\).
  • C.
     \(S = \left( {2; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(S = \left( {\frac{2}{5};1} \right)\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình logarit cơ bản.

Lời giải chi tiết :

\({\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {5x – 2} \right) > {\rm{lo}}{{\rm{g}}_7}\left( {6 – 3x} \right)\) điều kiện \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5x – 2 > 0}\\{6 – 3x > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \frac{2}{5} < x < 2\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow 5x – 2 > 6 – 3x}\\{ \Leftrightarrow x > 1}\end{array}\)

Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( {1;2} \right)\).

Đáp án B.

Câu 13 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({5^{x + 2}} < {\left( {\frac{1}{{25}}} \right)^{ – x}}\) là

  • A.
     \(\left( {2; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left( { – \infty ;1} \right)\).
  • C.
     \(\left( { – \infty ;2} \right)\).
  • D.
     \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đưa bpt về cùng cơ số

Lời giải chi tiết :

\({5^{x + 2}} < {\left( {\frac{1}{{25}}} \right)^{ – x}} \Leftrightarrow {5^{x + 2}} < {\left( {{5^{ – 2}}} \right)^{ – x}} \Leftrightarrow {5^{x + 2}} < {5^{2x}} \Leftrightarrow x + 2 < 2x \Leftrightarrow x > 2\)

Vậy \(S = \left( {2; + \infty } \right)\)

Đáp án A.

Câu 14 :

Hàm số \(y = \left( {1 + x} \right)\sqrt {1 – x} \)có đạo hàm \(y’ = \frac{{ax + b}}{{2\sqrt {1 – x} }}\). Tính \(a + b.\)

  • A.
     \( – 2.\)
  • B.
     2.
  • C.
     \( – 3.\)
  • D.
     \(1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tính đạo hàm \({\left( {uv} \right)^\prime } = u’v – uv’\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{*{20}{l}}{y’ = \sqrt {1 – x} {\rm{\;}} + \left( {1 + x} \right)\frac{{ – 1}}{{2\sqrt {1 – x} }} = \frac{{2\left( {1 – x} \right) – 1 – x}}{{2\sqrt {1 – x} }} = \frac{{1 – 3x}}{{2\sqrt {1 – x} }}}\\{ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = {\rm{\;}} – 3}\\{b = 1}\end{array}} \right. \Rightarrow a + b = {\rm{\;}} – 3 + 1 = {\rm{\;}} – 2}\end{array}\)

Đáp án A.

Câu 15 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({9^x} – {2.6^x} + m{.4^x} = 0\) có hai nghiệm trái dấu.

  • A.
     \(0 < m < 1\).
  • B.
     \(m < {\rm{ \;}} – 1\) hoặc \(m > 1\).
  • C.
     \(m \le 1\).
  • D.
     \(m < 0\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chia cả hai vế cho \({9^x}\) và đưa về pt bậc hai

Lời giải chi tiết :

\({9^x} – {2.6^x} + m{.4^x} = 0\)  (1)

Chia cả hai vế cho \({9^x}\) ta được phương trình

\(1 – 2.{\left( {\frac{2}{3}} \right)^x} + m.{\left( {\frac{2}{3}} \right)^{2x}} = 0 \Leftrightarrow m{t^2} – 2t + 1 = 0\)   với \(t = {\left( {\frac{2}{3}} \right)^x}\)  (2)

Để (1) có 2 nghiệm trái dấu thì (2) có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn \({t_1} < 1 < {t_2}\)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne 0}\\{\Delta ‘ > 0}\\{\left( {{t_1} – 1} \right)\left( {{t_2} – 1} \right) < 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne 0}\\{1 – m > 0}\\{\frac{1}{m} – \frac{2}{m} + 1 < 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne 0}\\{m < 1}\\{\frac{{m – 1}}{m} < 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow 0 < m < 1\)

Đáp án A.

Câu 16 :

Hai xạ thủ tham gia thi đấu bắn súng, mỗi người bắn vào bia của mình một viên đạn một cách độc lập với nhau. Gọi \(A\) và \(B\) lần lượt là các biến cố “Người thứ nhất bắn trúng bia”; “Người thứ hai bắn trúng bia”. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) bằng nhau.
  • B.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) đối nhau.
  • C.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau.
  • D.
     Hai biến cố \(A\) và \(B\) không độc lập với nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biến cố \(A\) không ảnh hưởng đến việc xác suất xảy ra biến cố \(B\) và ngược lại, thì hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau.

Lời giải chi tiết :

Do hai xạ thủ thi đấu một cách độc lập nên việc xảy ra biến cố \(A\) không ảnh hưởng đến việc xác suất xảy ra biến cố \(B\) và ngược lại, do đó hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau.

Đáp án C.

Câu 17 :

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi \(\alpha \) là góc tạo bởi hai đường thẳng B’C và AB. Tính cosin của góc \(\alpha \).

  • A.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{6}\)
  • B.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
  • C.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = {\rm{ \;}} – \frac{{\sqrt 3 }}{4}\)
  • D.
     \(\cos \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Sử dụng \(a//a’ \Rightarrow \widehat {\left( {a;b} \right)} = \widehat {\left( {a’;b} \right)}\).

– Sử dụng định lí cosin trong tam giác.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(AB//A’B’\) nên \(\widehat {\left( {B’C;AB} \right)} = \widehat {\left( {B’C;A’B’} \right)}\).

Ta có: \(A’C = B’C = a\sqrt 2 \) (do \(ACC’A’,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} BCC’B’\) là các hình vuông cạnh \(a\)).

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác A’B’C ta có:

\(\cos \widehat {A’B’C} = {\rm{ }}\frac{{A'{B^2} + B'{C^2} – A'{C^2}}}{{2A’B’.B’C}} = \frac{{{a^2} + 2{a^2} – 2{a^2}}}{{2a.a\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)

Vậy \(\cos \left( {B’C;AB} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{4}\).

Đáp án B.

Câu 18 :

Cho \({\left( {\cos 2x – \tan 3x} \right)^\prime } = a\sin 2x + \frac{b}{{{{\cos }^2}3x}}\). Tính \(S = a – b\)?

  • A.
     \(S = {\rm{\;}} – 5\)
  • B.
     \(S = {\rm{\;}} – 1\)
  • C.
      \(S = 1\)
  • D.
     \(S = 5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

– Áp dụng công thức tính đạo hàm hàm lượng giác: \({\left( {\cos kx} \right)^\prime } = {\rm{\;}} – k\sin kx\), \({\left( {\tan kx} \right)^\prime } = \frac{k}{{{{\cos }^2}kx}}\).

– Đồng nhất hệ số tìm a, b và tính S.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\left( {\cos 2x – \tan 3x} \right)^\prime } = {\rm{\;}} – 2\sin 2x – \frac{3}{{{{\cos }^2}3x}}.\)

\( \Rightarrow a = {\rm{\;}} – 2,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b = {\rm{\;}} – 3\).

Vậy \(S = a – b = {\rm{\;}} – 2 – \left( { – 3} \right) = 1.\)

Đáp án C.

Câu 19 :

Một chất điểm chuyển động trong 20 giây đầu tiên có phương trình \(s\left( t \right) = \frac{1}{{12}}{t^4} – {t^3} + 6{t^2} + 10t\), tròng đó \(t > 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \)tính bằng giây và \(S\left( t \right)\) tính bằng mét (m). Hỏi tại thời điểm \(t = 3s\) thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu?

  • A.
     \(18m/s\).   
  • B.
     \(28m/s\) .   
  • C.
     \(13m/s\).  
  • D.
     \(17{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu quãng đường vật chuyển động có phương trình \(S = S\left( t \right)\).

Khi đó, phương trình vận tốc của chuyển động là \(v\left( t \right) = S’\left( t \right)\).

Lời giải chi tiết :

Phương trình vận tốc của  chuyển động là: \(v\left( t \right) = s’\left( t \right) = {\mkern 1mu} \frac{1}{3}{t^3} – 3{t^2} + 12t + 10\).

Do đó, tại thời điểm \(t = 3s\) thì vận tốc của vật là \(v\left( 3 \right) = \frac{1}{3}{.3^3} – {3.3^2} + 12.3 + 10 = 28{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (m/s)\)

Đáp án B.

Câu 20 :

Câu lạc bộ cờ vua của một trường THPT có 20 thành viên ở ba khối, trong đó khối 10 có 3 nam và 2 nữ, khối 11 có 4 nam và 4 nữ, khối 12 có 5 nam và 2 nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một thành viên của câu lạc bộ để tham gia thi đấu giao hữu. Xét các biến cố sau:

A : “Thành viên được chọn là học sinh khối 11”;

B : “Thành viên được chọn là học sinh nam”.

Khi đó biến cố \(A \cup B\) là

  • A.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 và là học sinh nam”.
  • B.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 và không là học sinh nam”.
  • C.
     “Thành viên được chọn là học sinh khối 11 hoặc là học sinh nam”.
  • D.
     “Thành viên được chọn không là học sinh khối 11 hoặc là học sinh nam”.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo định nghĩa, biến cố “ \(A\) hoặc \(B\) xảy ra” được gọi là biến cố hợp của \(A\) và \(B\).

Lời giải chi tiết :

Biến cố \(A \cup B\) bao gồm việc chọn thành viên là học sinh khối 11 hoặc là học sinh nam.

Đáp án C.

Câu 21 :

Cho khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\) có thể tích là 4. Khối chóp \(A’ \cdot ABC\) có thể tích bằng

  • A.
     4.
  • B.
     12.
  • C.
     \(\frac{4}{3}\).
  • D.
     \(\frac{8}{3}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thể tích khối lăng trụ \(V = Bh\).

Lời giải chi tiết :

Cho khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\) có thể tích là 4. Khối chóp \(A’ \cdot ABC\) có thể tích bằng \(\frac{1}{3}{V_{ABCD.A’B’C’D’}} = \frac{4}{3}\)

Đáp án C.

Câu 22 :

Cho hàm số \(y = {x^3} – 3{x^2} + 2\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 3 có dạng \(ax + by – 25 = 0\). Khi đó, tổng \(a + b\) bằng:

  • A.
     \(8\).
  • B.
     \( – 10\).
  • C.
     \( – 8\).
  • D.
     10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là:

\(y = f’\left( {{x_0}} \right)\left( {x – {x_0}} \right) + f\left( {{x_0}} \right)\)

– Đồng nhất hệ số tìm \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\) và tính tổng \(a + b\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(y’ = 3{x^2} – 6x \Rightarrow y’\left( 3 \right) = 9\) và \(y\left( 3 \right) = 2\).

Khi đó ta có phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ bằng 3 là:

\(y = 9\left( {x – 3} \right) + 2 \Leftrightarrow y = 9x – 25 \Leftrightarrow 9x – y – 25 = 0\).

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 9}\\{b = {\rm{\;}} – 1}\end{array}} \right.\). Vậy \(a + b = 9 + \left( { – 1} \right) = 8\).

Đáp án A.

Câu 23 :

Một hộp chứa 12 chiếc thẻ có kích thước như nhau, trong đó có 5 chiếc thẻ màu xanh được đánh số từ 1 đến 5; có 4 chiếc thẻ màu đỏ được đánh số từ 1 đến 4 và 3 chiếc thẻ màu vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên 2 chiếc thẻ từ hộp, tính xác suất để 2 chiếc thẻ được lấy vừa khác màu vừa khác số.

  • A.
     \(\frac{{29}}{{66}}.\)
  • B.
     \(\frac{{37}}{{66}}.\)         
  • C.
     \(\frac{8}{{33}}.\)
  • D.
     \(\frac{{14}}{{33}}.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giả sử phép thử T có không gian mẫu \(n\left( {\Omega {\rm{\;}}} \right)\)  là một tập hữu hạn và các kết quả của T là đồng khả năng. Nếu A là một biến cố liên quan với phép thử T và \(\Omega {\rm{\;}}\)A  là một tập hợp các kết quả thuận lợi cho A thì xác suất của A là một số , kí hiệu là  P(A), được xác định bởi công thức :

\(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\Omega {\rm{\;}}} \right)}} = \frac{{sophantucuaA}}{{sophantucua\Omega \;}}\)

Lời giải chi tiết :

Không gian mẫu là số cách lấy tùy ý 2 chiếc thẻ từ 12 chiếc thẻ \( \Rightarrow \) Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( {\Omega {\rm{\;}}} \right) = C_{12}^2 = 66\).

Gọi A là biến cố: “2 chiếc thẻ lấy được vừa khác màu vừa khác số”.

TH1: 1 thẻ xanh + 1 thẻ đỏ không cùng số.

Chọn 1 thẻ đỏ có 4 cách, chọn 1 thẻ xanh có 4 cách (không chọn thẻ cùng số với thẻ đỏ).

\( \Rightarrow \) Có \(4.4 = 16\) cách.

TH2: 1 thẻ xanh + 1 thẻ vàng không cùng số.

Chọn 1 thẻ vàng có 3 cách, chọn 1 thẻ xanh có 4 cách (không chọn thẻ cùng số với thẻ vàng).

\( \Rightarrow \) Có \(3.4 = 12\) cách.

TH3: 1 thẻ đỏ + 1 thẻ vàng không cùng số.

Chọn 1 thẻ vàng có 3 cách, chọn 1 thẻ đỏ có 3 cách (không chọn thẻ cùng số với thẻ vàng).

\( \Rightarrow \) Có \(3.3 = 9\) cách.

\( \Rightarrow n\left( A \right) = 16 + 12 + 9 = 37\).

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\Omega {\rm{\;}}} \right)}} = \frac{{37}}{{66}}\).

Đáp án B.

Câu 24 :

Cho A,B là hai biến cố độc lập. Biết \(P\left( A \right) = \frac{1}{4},P\left( {A \cap B} \right) = \frac{1}{9}\). Tính \(P\left( B \right)\)

  • A.
     \(\frac{7}{{36}}\).
  • B.
     \(\frac{1}{5}\).
  • C.
     \(\frac{4}{9}\).
  • D.
     \(\frac{5}{{36}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

A,B là hai biến cố độc lập nên: \(P\left( {A \cap B} \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( B \right)\).

Lời giải chi tiết :

A,B là hai biến cố độc lập nên: \(P\left( {A \cap B} \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( B \right) \Leftrightarrow \frac{1}{9} = \frac{1}{4} \cdot P\left( B \right) \Leftrightarrow P\left( B \right) = \frac{4}{9}\).

Đáp án C.

Câu 25 :

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} SA = AB = 2a\), tam giác ABC vuông tại \(B\) (tham khảo hình vẽ). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng

  • A.
     \(a\sqrt 2 \).
  • B.
     \(a\).
  • C.
     2a.
  • D.
     \(a\sqrt 3 \).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kẻ \(AH \bot SB{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {H \in SB} \right)\). Chứng minh \(AH \bot \left( {SBC} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left. {\begin{array}{*{20}{l}}{SA \bot BC}\\{AB \bot BC}\end{array}} \right\} \Rightarrow \left( {SAB} \right) \bot BC \Rightarrow \left( {SAB} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)

\( \Rightarrow AH \bot \left( {SBC} \right)\)Ta có: \(AH = \frac{{SA.AB}}{{\sqrt {S{A^2} + A{B^2}} }} = \frac{{2a.2a}}{{\sqrt {4{a^2} + 4{a^2}} }} = a\sqrt 2 \)

Đáp án A.

Câu 26 :

Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(S = {\rm{\;}} – {t^3} + 3{t^2} + 9t\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(S\) tính bằng mét. Tính vận tốc của chuyển động tại thời điểm gia tốc triệt tiêu.

  • A.
     \(11m/s.\)
  • B.
     \(6m/s.\)
  • C.
     \(12m/s.\)
  • D.
     \(0m/s.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

– Tìm \(v = s’\left( t \right)\), \(a = v’\left( t \right) = s”\left( t \right)\).

– Giải phương trình \(a\left( t \right) = 0\) tìm thời điểm gia tốc triệt tiêu.

– Thay \(t\) vừa tìm được tính giá trị vận tốc tại đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}}{v\left( t \right) = S’\left( t \right) = {\rm{\;}} – 3{t^2} + 6t + 9}\\{a\left( t \right) = v’\left( t \right) = {\rm{\;}} – 6t + 6}\end{array}\)

Thời điểm gia tốc triệt tiêu thỏa mãn \(a\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow {\rm{\;}} – 6t + 6 = 0 \Leftrightarrow t = 1\).

Vậy vận tốc tại thời điểm gia tốc triệt tiêu là \(v\left( 1 \right) = {\rm{\;}} – {3.1^2} + 6.1 + 9 = 12{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right).\)

Đáp án C.

Câu 27 :

Tính tổng tất cả các nghiệm nguyên của bất phương trình \(\log \left( {{x^2} + 2x + 3} \right) \le \log 6\)

  • A.
     \(5\).
  • B.
     \( – 5\).
  • C.
     \(7\).
  • D.
     \(4\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\log \left( {{x^2} + 2x + 3} \right) \le \log 6\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow {x^2} + 2x + 3 \le 6}\\{ \Leftrightarrow {x^2} + 2x – 3 \le 0}\\{ \Leftrightarrow {\rm{ \;}} – 3 \le x \le 1}\end{array}\)

Mà \(x \in \mathbb{Z} \Rightarrow x \in \left\{ { – 3; – 2; – 1;0;1} \right\}\)

Vậy tổng các nghiệm bằng \( – 5\).

Đáp án B.

Câu 28 :

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC vuông tại A, \(AB = a\sqrt 3 \), AC = AA’ = a. Giá trị sin của góc giữa đường thẳng AC’ và mặt phẳng (BCC’B’) bằng

  • A.
     \(\frac{{\sqrt {10} }}{4}\).
  • B.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{3}\).
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
  • D.
     \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng và hình chiếu vuông góc của đường thẳng trên mặt phẳng.

Lời giải chi tiết :

Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(A:\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} \Leftrightarrow AH = \frac{{\sqrt 3 }}{2}a\).

Xét \(\Delta AA’C’\) vuông tại C’: \(AC’ = {\rm{ }}\sqrt {AA{‘^2} + AC{‘^2}} {\rm{ \;}} = a\sqrt 2 \).

Xét \(\Delta AHC’\) vuông tại C’: \(\sin \widehat {AC’H} = \frac{{AH}}{{A{C^\prime }}} = \frac{{\sqrt 6 }}{4}\).

Đáp án D.

Câu 29 :

Một lớp có 60 sinh viên trong đó 40 sinh viên học tiếng Anh, 30 sinh viên học tiếng Pháp và 20 sinh viên học cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên. Tính xác suất của các biến cố sinh viên được chọn không học tiếng Anh và tiếng Pháp.

  • A.
     \(\frac{1}{2}\).
  • B.
     \(\frac{1}{3}\).
  • C.
     \(\frac{1}{6}\).
  • D.
     \(\frac{5}{6}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính biến cố đối.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(A\) : “Sinh viên được chọn học tiếng Anh”;

\(B\) : “Sinh viên được chọn chỉ học tiếng Pháp”;

\(D\) : “Sinh viên được chọn không học tiếng Anh và tiếng Pháp “.

Ta có:

Rõ ràng \(P\left( A \right) = \frac{{40}}{{60}} = \frac{2}{3},P\left( B \right) = \frac{{30}}{{60}} = \frac{1}{2}\) và \(P\left( {A \cap B} \right) = \frac{{20}}{{60}} = \frac{1}{3}\).

Từ đó \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {A \cap B} \right) = \frac{2}{3} + \frac{1}{2} – \frac{1}{3} = \frac{5}{6}\)

và \(\;P\left( D \right) = P\left( {\bar A{\rm{ \;}} \cap \bar B} \right) = P\left( {\overline {A \cup B} } \right) = 1 – P\left( {A \cup B} \right) = 1 – \frac{5}{6} = \frac{1}{6}\)

Đáp án C.

Câu 30 :

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a. Mặt phẳng \(\left( {A’BC} \right)\) tạo với đáy một góc bằng \({60^\circ }.\) Thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ bằng:

  • A.
    \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{8} \cdot \)
  • B.
     \(\frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{8} \cdot \)
  • C.
     \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{2} \cdot \)
  • D.
     \(\frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{4} \cdot \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(V = AA’.{S_{ABC}}\)

Lời giải chi tiết :

\( \Rightarrow \left( {A’AM} \right) \bot BC \Rightarrow A’M \bot BC\)

Do đó, \(\widehat {A’AM} = \left( {\left( {A’BC} \right);\left( {ABC} \right)} \right) = {60^o}\).

Dễ thấy \(A’A = AM.\tan {60^o} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\sqrt 3 {\rm{ \;}} = \frac{{3a}}{2}\).

Do đó, thể tích đa diện là \(V = AA’.{S_{ABC}} = \frac{{3a}}{2}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{8}\).

Đáp án B.

Câu 31 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} – 2{x^2} + 4\)  có đồ thị \(\left( C \right)\). Tìm hoành độ tiếp điểm của đồ thị \(\left( C \right)\) biết tiếp tuyến có hệ số góc bằng \( – 1\).

  • A.
     \(x = 1\)                            
  • B.
     \(x = 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \frac{1}{3}\)
  • C.
     \(x = {\rm{\;}} – 1;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = {\rm{\;}} – \frac{1}{3}\)
  • D.
     \(x = \frac{1}{3}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là \(k = f’\left( {{x_0}} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ \(x = {x_0}\) là \(f’\left( x \right) = 3x_0^2 – 4{x_0} = {\rm{\;}} – 1\).

\( \Leftrightarrow {x_0} = 1\) hoặc \({x_0} = \frac{1}{3}\).

Đáp án B.

Câu 32 :

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{2}{3}} \right)^{4x}} \le {\left( {\frac{3}{2}} \right)^{2 – x}}\) là?

  • A.
     \(\left[ {\frac{2}{5}; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left( { – \infty ; – \frac{2}{3}} \right]\).
  • C.
     \(\left[ {\frac{{ – 2}}{3}; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(\left( { – \infty ;\frac{2}{5}} \right]\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đưa về cùng cơ số.

\({a^x} \le {a^y} \Leftrightarrow x \ge y\) khi \(0 < a < 1.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^{4x}} \le {{\left( {\frac{3}{2}} \right)}^{2 – x}} \Leftrightarrow {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^{4x}} \le {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^{x – 2}}}\\{ \Leftrightarrow 4x \ge x – 2 \Leftrightarrow 3x \ge {\rm{ \;}} – 2 \Leftrightarrow x \ge \frac{{ – 2}}{3}}\end{array}\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left[ {\frac{{ – 2}}{3}; + \infty } \right)\).

Đáp án C.

Câu 33 :

Trong một bài thi đánh giá tư duy gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong đó có 5 câu hỏi lĩnh vực tự nhiên và 5 câu hỏi lĩnh vực xã hội. Mỗi câu hỏi có bốn phương án trả lời và chỉ có một phương án đúng. Một học sinh đã trả lời đúng các câu hỏi thuộc lĩnh vực tự nhiên, nhưng ở lĩnh vực xã hội học sinh đó chọn ngẫu nhiên một phương án bất kì. Biết rằng, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không có điểm, tính xác suất học sinh đó đạt ít nhất 8 điểm?

  • A.
     \(19,14\% \).
  • B.
     \(19,53\% \).
  • C.
     \(17,58\% \).
  • D.
     \(10,35\% \).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chia trường hợp và tính xác suất

Lời giải chi tiết :

Học sinh trả lời hết tất cả các câu thuộc KHTN là đã được 5 điểm.

Để được ít nhất 8 điểm thì học sinh đó phải trả lời đúng ít nhất 3 câu thuộc KHXH.

TH1: 3 câu đúng, 2 câu sai: \(C_5^3 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}{\left( {\frac{3}{4}} \right)^2}\)

TH2: 4 câu đúng, 1 câu sai: \(C_5^4 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^4}\left( {\frac{3}{4}} \right)\)

TH3: 5 câu đúng: \(C_5^5 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^5}\)

Vậy \(C_5^3 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}{\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} + C_5^4 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^4}\left( {\frac{3}{4}} \right) + C_5^5 \cdot {\left( {\frac{1}{4}} \right)^5} \approx 0,1035 \approx 10,35\% \)

Đáp án D.

Câu 34 :

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC vuông tại \(B,\;AB = \sqrt 2 a,\;BC = a\). Các cạnh bên bằng nhau và bằng \(a\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SC và AB.

  • A.
     \(\frac{{a\sqrt 2 }}{4}\).
  • B.
     \(\frac{a}{2}\).
  • C.
     \(a\sqrt 2 \).
  • D.
     \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đưa về khoảng cách từ 1 điểm đến một mặt phẳng

Lời giải chi tiết :

Do \(\Delta ABC\) vuông tại B nên H là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\)

Do \(SA = SB = SC \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)\)

Trong \(\left( {ABC} \right)\) dựng hình bình hành ABCD\( \Rightarrow d\left( {AB,CD} \right) = d\left( {AB,SCD} \right) = d\left( {A,SCD} \right) = 2d\left( {H,SCD} \right)\)

Kẻ \(HM \bot CD,HN \bot SM \Rightarrow d\left( {H,SCD} \right) = HN\)\(AC = a\sqrt 3 \)

\( \Rightarrow HA = HC = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow SH = \frac{a}{2}\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{HM = \frac{1}{2}AD = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}}\\{ \Rightarrow \frac{1}{{H{N^2}}} = \frac{1}{{H{M^2}}} + \frac{1}{{S{H^2}}} \Rightarrow HN = \frac{{\sqrt 2 }}{4}a \Rightarrow d\left( {AB,CD} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}a}\end{array}\)

Đáp án D.

Câu 35 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, \(AB = 2a,AD = a,\Delta SAD\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Gọi \(\varphi \) là góc phẳng nhị diện \(\left[ {S,BC,A} \right]\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.
     \(\varphi {\rm{ \;}} = 60^\circ \).
  • B.
     \({\rm{tan}}\varphi {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{4}\).
  • C.
     \(\varphi {\rm{ \;}} = 30^\circ \).
  • D.
     \({\rm{tan}}\varphi {\rm{ \;}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định góc giữa hai mặt phẳng tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Suy ra \(SH \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(HK \bot BC\).

Khi đó: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{BC \bot HK}\\{BC \bot SH}\end{array} \Rightarrow BC \bot \left( {SHK} \right) \Rightarrow BC \bot SK} \right.\).

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC}\\{HK \bot BC}\\{SK \bot BC}\end{array}\; \Rightarrow \left[ {S,BC,A} \right] = \widehat {SKH} = \varphi } \right.\).

Xét  vuông tại \(H\), ta có:

\({\rm{tan}}\varphi {\rm{ \;}} = {\rm{tan}}\widehat {SKH} = \frac{{SH}}{{HK}} = \sqrt 3 {\rm{ \;}} \Rightarrow \varphi {\rm{ \;}} = 60^\circ \).

Đáp án A.

Câu 36 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh \(a\), mặt bên SAB nằm trong mặt phẳng vuông góc với \(\left( {ABCD} \right)\), \(\widehat {SAB} = 30^\circ \), \(SA = 2a\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp S.ABCD.

  • A.
     \(V = \frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{6}.\)
  • B.
     \(V = {a^3}.\)
  • C.
     \(V = \frac{{{a^3}}}{9}.\)
  • D.
     \(V = \frac{{{a^3}}}{3}.\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}}\)

Lời giải chi tiết :

Dựng \(SH \bot AB\), do \((SAB) \bot (ABCD) \Rightarrow SH \bot (ABCD).\)

Ta có, do \(\Delta SHA\) vuông tại \(H\): \(\sin \widehat {SAH} = \frac{{SH}}{{SA}} \Leftrightarrow SH = SA.\sin \widehat {SAH} = a\)

\({S_{ABCD}} = {a^2}\).

Vậy \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \frac{{{a^3}}}{3}\).

Đáp án D.

Câu 37 :

Tập nghiệm bất phương trình \({4^x} – {3.2^x} – 4 \ge 0\) là

  • A.
     \(\left[ {2; + \infty } \right)\).
  • B.
     \(\left[ {4; + \infty } \right)\).
  • C.
     \(\left( {4; + \infty } \right)\).
  • D.
     \(\left( {2; + \infty } \right)\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích thành nhân tử và giải bất phương trình

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{4^x} – {{3.2}^x} – 4 \ge 0}\\{ \Leftrightarrow \left( {{2^x} – 4} \right)\left( {{2^x} + 1} \right) \ge 0}\\{ \Leftrightarrow {2^x} – 4 \ge 0}\\{ \Leftrightarrow {2^x} \ge 4 \Leftrightarrow x \ge 2}\end{array}\)

Đáp án A.

Câu 38 :

Có bao nhiêu số nguyên \(x\) thoả mãn điều kiện \(\left( {{7^x} – 49} \right)\left( {{\rm{log}}_3^2x – 7{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x + 6} \right) < 0\) ?

  • A.
     728.
  • B.
     726.
  • C.
     725.
  • D.
     729.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình \(A.B < 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{A > 0}\\{B < 0}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{A < 0}\\{B > 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(x > 0\)

\(\left( {{7^x} – 49} \right)\left( {{\rm{log}}_3^2x – 7{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x + 6} \right) < 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{7^x} – 49 > 0}\\{{\rm{log}}_3^2x – 7{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x + 6 < 0}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{7^x} – 49 < 0}\\{{\rm{log}}_3^2x – 7{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x + 6 > 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\)

\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{7^x} > 49}\\{1 < {\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x < 6}\end{array}} \right.}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{7^x} < 49}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x > 2}\\{3 < x < {3^6}}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x < 1}\\{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_3}x > 6}\end{array}} \right]\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x < 2}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{0 < x < 3}\\{x > {3^6}}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{0 < x < 2}\\{3 < x < {3^6}}\end{array}} \right.\)

Mà \(x \in \mathbb{Z} \Rightarrow x \in \left\{ {1;4;5; \ldots ;728} \right\}\)

Vậy có 726 số thỏa mãn.

Đáp án B.

Câu 39 :

Ba cầu thủ sút phạt đến 11m, mỗi người đá một lần với xác suất làm bàn tương ứng là \(x\), \(y\) và 0,6 (với\(x > y\)). Biết xác suất ít nhất một trong ba cầu thủ ghi bàn là 0,976 và xác suất để cả ba cầu thủ đều ghi ban là 0,336. Tính xác suất để có đúng hai cầu thủ ghi bàn.

  • A.
     \(P(C) = 0,452\)
  • B.
     \(P(C) = 0,435\)
  • C.
     \(P(C) = 0,4525\)
  • D.
     \(P(C) = 0,4245\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là bài toán ngược :

Phương pháp : xây dựng được phương trình từ đó giải xác suât ban đầu

Sử dụng tính chất nhân xác suất  khi \({A_1},{A_2}….{A_n}\)là các biến cố độc lập nhau  ta có công thức nhân xác suất :

\(P\left( {{A_1} \cap {A_2}…. \cap {A_n}} \right) = P({A_1}).P\left( {{A_2}} \right)…P\left( {{A_n}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({A_i}\) là biến cố “người thứ \(i\) ghi bàn” với \(i = 1;\;2;\;3.\)

Ta có các \({A_i}\) độc lập với nhau và \(P\left( {{A_1}} \right) = x,P\left( {{A_2}} \right) = y,P\left( {{A_3}} \right) = 0,6\).

Gọi A là biến cố: “ Có ít nhất một trong ba cầu thủ ghi bàn”

B: “ Cả ba cầu thủ đều ghi bàn”

C: “Có đúng hai cầu thủ ghi bàn”

Ít nhất 1 trong 3 cầu thử ghi bàn : lấy tổng số trường hợp trừ đi trường hợp tất cả đều không ghi bàn :

Ta có: số TH  tất cả các cầu thủ không ghi bàn : \(\bar A{\rm{\;}} = \overline {{A_1}} .\overline {{A_2}} .\overline {{A_3}} {\rm{\;}} \Rightarrow P\left( {\bar A} \right) = P\left( {\overline {{A_1}} } \right).P\left( {\overline {{A_2}} } \right).P\left( {\overline {{A_3}} } \right) = 0,4(1 – x)(1 – y)\)

Nên Ít nhất 1 trong 3 cầu thủ ghi bàn  là : \(P(A) = 1 – P\left( {\bar A} \right) = 1 – 0,4(1 – x)(1 – y) = 0,976\)

\( \Leftrightarrow \left( {1 – x} \right)\left( {1 – y} \right) = \frac{3}{{50}} \Leftrightarrow xy – x – y = {\rm{\;}} – \frac{{47}}{{50}}\) (1).

Tương tự: cả 3 cầu thủ ghi bàn :\(B = {A_1}.{A_2}.{A_3}\), suy ra:

\(P\left( B \right) = P\left( {{A_1}} \right).P\left( {{A_2}} \right).P\left( {{A_3}} \right) = 0,6xy = 0,336\) hay là \(xy = \frac{{14}}{{25}}\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{xy = \frac{{14}}{{25}}}\\{x + y = \frac{3}{2}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y = \frac{3}{2} – x}\\{{x^2} – \frac{3}{2}x + \frac{{14}}{{25}} = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,8}\\{y = 0,7}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,7}\\{y = 0,8}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\)

 Theo giả thiết ta có \(x > y \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,8}\\{y = 0,7}\end{array}} \right..\)

Ta có: TH có đúng 2 cầu thủ ghi bàn :\(C = \overline {{A_1}} {A_2}{A_3} + {A_1}\overline {{A_2}} {A_3} + {A_1}{A_2}\overline {{A_3}} \)

Nên \(P(C) = (1 – x)y.0,6 + x(1 – y).0,6 + xy.0,4 = 0,452\).

Đáp án A.

Câu 40 :

Cho đa thức \(P\left( x \right)\) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2},{x_3}\). Tính \(\frac{1}{{P’\left( {{x_1}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_2}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_3}} \right)}}\)

  • A.
     \(1\)
  • B.
     \( – 1\)
  • C.
     \(0\)
  • D.
     Không xác định

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Do \(P\left( x \right)\) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2},{x_3}\) nên \(P\left( x \right)\) được biểu diễn dưới dạng \(P\left( x \right) = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)\left( {x – {x_3}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a \ne 0} \right)\).

+) Tính \(P’\left( x \right)\), từ đó tính \(P’\left( {{x_1}} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} P’\left( {{x_2}} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} P’\left( {{x_3}} \right)\).

+) Thay vào biểu thức \(\frac{1}{{P’\left( {{x_1}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_2}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_3}} \right)}}\). Quy đồng và rút gọn.

Lời giải chi tiết :

Do \(P\left( x \right)\) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2},{x_3}\) nên \(P\left( x \right)\) được biểu diễn dưới dạng \(P\left( x \right) = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)\left( {x – {x_3}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a \ne 0} \right)\).

Ta có: \(P’\left( x \right) = a\left( {x – {x_2}} \right)\left( {x – {x_3}} \right) + a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_3}} \right) + a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{P\left( {{x_1}} \right) = a\left( {{x_1} – {x_2}} \right)\left( {{x_1} – {x_3}} \right)}\\{P\left( {{x_2}} \right) = a\left( {{x_2} – {x_1}} \right)\left( {{x_2} – {x_3}} \right)}\\{P\left( {{x_3}} \right) = a\left( {{x_3} – {x_1}} \right)\left( {{x_3} – {x_2}} \right)}\end{array}} \right.}\\{ \Rightarrow \frac{1}{{P’\left( {{x_1}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_2}} \right)}} + \frac{1}{{P’\left( {{x_3}} \right)}}}\\{ = \frac{1}{{a\left( {{x_1} – {x_2}} \right)\left( {{x_1} – {x_3}} \right)}} + \frac{1}{{a\left( {{x_2} – {x_1}} \right)\left( {{x_2} – {x_3}} \right)}} + \frac{1}{{a\left( {{x_3} – {x_1}} \right)\left( {{x_3} – {x_2}} \right)}}}\\{ = \frac{{ – {x_2} + {x_3} – {x_3} + {x_1} – {x_1} + {x_2}}}{{a\left( {{x_1} – {x_2}} \right)\left( {{x_2} – {x_3}} \right)\left( {{x_3} – {x_1}} \right)}} = 0}\end{array}\)

Đáp án C.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE