1. Câu hỏi vận dụng trang 8

Dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động TDTT? Dinh dưỡng thích hợp là dinh dưỡng phải thoả mãn những điều kiện nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 8):

Dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động TDTT?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ phần 1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hoạt động thể dục thể thao (SGK trang 4)

– Chỉ ra tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hoạt động TDTT


Lời giải chi tiết:

– Dinh dưỡng là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống, dinh dưỡng thích hợp có liên quan trực tiếp đến thể chất của mỗi người, đến sức khoẻ, khả năng hoạt động thể thao và tuổi thọ.

– Dinh dưỡng là cơ sở của sự hình thành cấu tạo cơ thể và luyện tập TDTT, là biện pháp để tăng cường chúc năng cơ thể. Sự phối hợp một cách khoa học giữa hai yếu tố đó là biện pháp quan trọng để nâng cao sức khoẻ và phát triển thành tích thể thao.

– Luyện tập TDTT có tác dụng thúc đẩy và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời là quá trình có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng. 

– Trong quá trình luyện tập TDTT, chế độ dinh dưỡng giàu carbohydrate là điều kiện để tối đa hoá nguồn năng lượng dự trữ tại cơ và gan, đó cũng là điều kiện để tối đa hoa thành tích luyện tập.


Câu 2

Câu 2 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 8):

Dinh dưỡng thích hợp là dinh dưỡng phải thoả mãn những điều kiện nào?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ phần 2. Nhu cầu dinh dưỡng thích hợp (SGK trang 5)

– Chỉ ra điều kiện được cho là dinh dưỡng thích hợp


Lời giải chi tiết:

– Thực phẩm được lựa chọn và sử dụng phải phù hợp với đặc điểm sinh học, hoạt động chức năng của cơ thể.

– Loại và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm phải phù hợp với nhu cầu của cơ thể, có tác dụng bù đắp năng lượng tiêu hao, duy trì chức năng sinh lí bình thường, thúc đẩy và tăng cường sức khỏe.

– Thực phẩm phải dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, không có tạp chất độc hại.

– Có chế độ ăn uống (số lần, thời gian và thức ăn/ngày) hợp lí: Ăn uống đúng giờ, không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích. Cơ cấu khẩu phần của bữa ăn cân đối về tỉ lệ phần trăm năng lượng do protein, lipid, carbohydrate cung cấp.


Câu 3

Câu 3 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 8):

Chế độ dinh dưỡng thích hợp trong luyện tập TDTT phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ phần 3. Chế độ dinh dưỡng thích hợp trong tập luyện thể dục thể thao (SGK trang 6)

– Chỉ ra chế độ dinh dưỡng thích hợp khi luyện tập TDTT


Lời giải chi tiết:

– Có chế độ ăn ba bữa trong một ngày với tỉ lệ: bữa sáng khoảng 30%; bữa trưa 45% bữa tối 25% tổng số năng lượng.

– Thời gian ăn (đặc biệt là ba bữa chính) cần có khoảng cách nhất định với giờ luyện tập hoặc thi đấu. Sau luyện tập, cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút trước khi ăn. Chi tiến hành luyện tập sau khi ăn 1,5 – 2,5 giờ. Trước khi luyện tập, không ăn quá nhiều, phải ăn các chất dễ tiêu hoá, ít mỡ. Không nên ăn quá no vào bữa tối. 

– Đảm bảo cân bằng năng lượng (phải bổ sung toàn diện năng lượng đã tiêu hao, đảm bảo kho dự trữ dinh dưỡng trong cơ thể luôn được bù đắp đầy đủ); đáp ứng nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân và đặc điểm hoạt động

– Đảm bảo tỉ lệ nguồn năng lượng thích hợp (carbohydrate 56–68%, protein 12–14%, lipid 20 – 30%) trong khẩu phần ăn có lợi cho quá trình trao đổi chất.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (lựa chọn thực phẩm tươi, ngon và còn hạn sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách).

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể (mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua nước tiểu, phân, mồ hôi, hơi thở. Cần phải bù đủ lượng nước đã mất đi phù hợp với tình trạng thời tiết thời gian vận động, loại hình hoạt động của môn thể thao,…)

– Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng


TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Kiến thức chung

Vận động cơ bản

Thể thao tự chọn