2. Tập hợp con. Hai tập hợp bằng nhau

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con (tập con) của B. Cho tập hợp A có n phần tử, khi đó số tập hợp con của A là: ({2^n})

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa: Tập hợp con

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con (tập con) của B.

+ Kí hiệu

\(A \subset B\) (đọc là A chứa trong B) hoặc \(B \supset A\)(đọc là B chứa A). 

+ Nhận xét:

    ·  \(A \subset A\) và \(\emptyset  \subset A\) với mọi tập A.

    ·   Nếu A không là tập con của B thì ta viết \(A \not\subset B\)

    ·   Nếu \(A \subset B\) hoặc \(A \subset B\) thì ta nói A và B có quan hệ bao hàm.

+ Số tập hợp con:

Cho tập hợp A có n phần tử, khi đó số tập hợp con của A là: \({2^n}\)

+ Biểu đồ Ven:

Người ta thường minh họa tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín.

 

Theo cách này, ta có thể minh họa A là tập con của B như sau:

 

+ Mối quan hệ giữa các tập hợp số

\(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\)

 

+ Kiểm tra A là tập con của B

\(A \subset B \Leftrightarrow \forall x \in A\) suy ra \(x \in B\)

\(A \not\subset B \Leftrightarrow \exists x \in A:x \notin B\)

+ Định nghĩa: Hai tập hợp bằng nhau

Hai tập hợp A và B gọi là bằng nhau nếu mỗi phần tử của A cũng là phần tử của tập hợp B và ngược lại.

+ Kí hiệu: \(A = B\)

+ Nhận xét: \(A = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \subset B\\B \subset A\end{array} \right.\)

 

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ về tập hợp con

Cho tập hợp \(A = \{ 2;3;7\} \)

Các tập \(B = \{ 2\} ,C = \{ 2;7\} \) là các tập con của A. Kí hiệu: \(B \subset A\), \(C \subset A\)

Các tập \(D = \{ 4;5\} ,E = \{ 0\} \) không là tập con của A. Kí hiệu: \(D \not\subset A\), \(E \not\subset A\)

Ví dụ về hai tập hợp bằng nhau

C là tập hợp các hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.

D là tập hợp các hình vuông

Ta có: \(C \subset D\) và \(D \subset C\) nên \(C = D\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mệnh đề và tập hợp

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác