7. Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm – Đề số 03

Đề bài

Câu 1 :

Hai sóng kết hợp là hai sóng:

  • A.

    chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

  • B.

    luôn đi kèm với nhau.

  • C.

    có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

  • D.

    có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 2 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

  • A.

    Một số nguyên lần bước sóng.

  • B.

    Một nửa bước sóng.

  • C.

    Một bước sóng.

  • D.

    Một phần tư bước sóng.

Câu 3 :

Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 1 bụng sóng khi:

  • A.

    Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

  • B.

    Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

  • C.

    Chiều dài của dây bằng bước sóng.

  • D.

    Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Câu 4 :

Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110m/s và có bước sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là:

  • A.

    50Hz

  • B.

    220Hz

  • C.

    440Hz

  • D.

    27,5Hz

Câu 5 :

Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

  • A.

    Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng nhỏ

  • B.

    Cảm giác nghe cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cường độ âm

  • C.

    Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm

  • D.

    Độ to là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 6 :

Các đặc trưng vật lý của âm:

  • A.

    Tần số và cường độ âm.

  • B.

    Cường độ âm và âm sắc.

  • C.

    Đồ thị dao động và độ cao.

  • D.

    Độ to và mức cường độ âm

Câu 7 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A.

    là sóng ngang.           

  • B.

    có bản chất sóng. 

  • C.

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D.

    là sóng dọc.

Câu 8 :

Sóng dọc là:

  • A.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

  • B.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.

  • C.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

  • D.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.

Câu 9 :

Một sóng có tần số 500Hz và tốc độ lan truyền 350m/s. Hỏi hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha π4?

  • A.

    8,75cm

  • B.

    17,5cm

  • C.

    35cm

  • D.

    70cm

Câu 10 :

Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số 100Hz, cùng pha theo phương vuông vuông  góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng 20m/s.Số điểm không dao động trên đoạn AB=1m là :

  • A.

    11 điểm

  • B.

    20 điểm

  • C.

    10 điểm

  • D.

    15 điểm

Câu 11 :

Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả AB.

  • A.

    3 bụng và 4 nút

  • B.

    4 bụng và 4 nút

  • C.

    4 bụng và 5 nút

  • D.

    5 bụng và 5 nút

Câu 12 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn d3  đặt 9 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A.

    71,3dB

  • B.

    48,7dB

  • C.

    67,8dB

  • D.

    52,2dB

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hai sóng kết hợp là hai sóng:

  • A.

    chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

  • B.

    luôn đi kèm với nhau.

  • C.

    có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

  • D.

    có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai sóng kết hợp là hai sóng do 2 nguồn kết hợp phát ra.

Hai sóng kết hợp dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 2 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

  • A.

    Một số nguyên lần bước sóng.

  • B.

    Một nửa bước sóng.

  • C.

    Một bước sóng.

  • D.

    Một phần tư bước sóng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là λ4 .

Câu 3 :

Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 1 bụng sóng khi:

  • A.

    Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

  • B.

    Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

  • C.

    Chiều dài của dây bằng bước sóng.

  • D.

    Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l=kλ2 (kN)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l=kλ2 (kN)

Có 1 bụng sóng khi k = 1 => λ =2l

Câu 4 :

Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110m/s và có bước sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là:

  • A.

    50Hz

  • B.

    220Hz

  • C.

    440Hz

  • D.

    27,5Hz

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: λ=vf=vT

Lời giải chi tiết :

Ta có:

λ=vff=vλ=1100,25=440Hz

Câu 5 :

Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

  • A.

    Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng nhỏ

  • B.

    Cảm giác nghe cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cường độ âm

  • C.

    Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm

  • D.

    Độ to là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A – sai vì: Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to

B – sai vì: Cảm giác cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm

C – đúng

D – sai vì: Độ to là đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 6 :

Các đặc trưng vật lý của âm:

  • A.

    Tần số và cường độ âm.

  • B.

    Cường độ âm và âm sắc.

  • C.

    Đồ thị dao động và độ cao.

  • D.

    Độ to và mức cường độ âm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các đặc trưng vật lí của sóng âm: tần số, vận tốc, bước sóng, năng lượng âm, cường độ âm và mức cường độ âm.

Câu 7 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A.

    là sóng ngang.           

  • B.

    có bản chất sóng. 

  • C.

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D.

    là sóng dọc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng có bản chất sóng.          

Câu 8 :

Sóng dọc là:

  • A.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

  • B.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương bất kì với phương truyền sóng.

  • C.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

  • D.

    Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Câu 9 :

Một sóng có tần số 500Hz và tốc độ lan truyền 350m/s. Hỏi hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha π4?

  • A.

    8,75cm

  • B.

    17,5cm

  • C.

    35cm

  • D.

    70cm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính bước sóng: λ=vf

+ Áp dụng công thức tính độ lệch pha: Δφ=2πdλ

Lời giải chi tiết :

Bước sóng:

λ=vf=350500=0,7m

Để độ lệch pha giữa 2 điểm gần nhất là π4

Δφ=2πdλ=π4d=λ8=0,78=0,0875m=8,75cm

Câu 10 :

Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số 100Hz, cùng pha theo phương vuông vuông  góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng 20m/s.Số điểm không dao động trên đoạn AB=1m là :

  • A.

    11 điểm

  • B.

    20 điểm

  • C.

    10 điểm

  • D.

    15 điểm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính bước sóng: λ=vf

+ Áp dụng công thức tính số cực tiểu của hai nguồn cùng pha: Lλ12<k<Lλ12

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Bước sóng: 

λ=vf=20100=0,2m

A, B dao động cùng pha => Số điểm không dao động (cực tiểu) trên AB thỏa mãn:

 Lλ12<k<Lλ1210,212<k<10,2125,5<k<4,5k=5;±4,±3;±2;±1,0  

=> Có 10 điểm

Câu 11 :

Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả AB.

  • A.

    3 bụng và 4 nút

  • B.

    4 bụng và 4 nút

  • C.

    4 bụng và 5 nút

  • D.

    5 bụng và 5 nút

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính bước sóng: λ=vf

+Vận dụng điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l=kλ2 (kN)

Số bụng sóng = số bó sóng = k ;

Số nút sóng = k + 1

Lời giải chi tiết :

Ta có:

λ=vf=0.5 m=50 cm.

Ta có điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

l=kλ2 (kN)

Số bụng sóng = số bó sóng = k ;

Số nút sóng = k + 1

Trên dây có:

k=ABλ2=2ABλ=4 bụng sóng.

=> số nút = k + 1 = 5 nút sóng

Câu 12 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn d3  đặt 9 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A.

    71,3dB

  • B.

    48,7dB

  • C.

    67,8dB

  • D.

    52,2dB

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính cường độ âm I=P4πR2

+ Sử dụng công thức tính mức cường độ âm: L=10logII0(dB)

Lời giải chi tiết :

Gọi công suất mỗi nguồi là P

+ Cường độ âm tại B do A gây ra: IAB=6P4πd2  (1)

Cường độ âm tại B do C gây ra: ICB=9P4πd29 (2)

Mặt khác, ta có:

LAB=10logIABI0=60dBlogIABI0=6IAB=106I0

Lại có: IABICB=6P4πd29P4πd29=227ICB=272IAB=272.106I0

Ta suy ra, mức cường độ âm do C gây ra tại B:

LCB=10logICBI0=10log272.106I0I071,3dB

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Đề kiểm tra 15 phút

Đề kiểm tra 1 tiết