Giải Bài tập 8 trang 21,22 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 8 SBT trang 21,22 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu – cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu – rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy. Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa. Để đối phó với những kẻ này, phải có sự kết hợp cùng nhau của cháu và bố mẹ nữa.

[…] Khi gặp một kẻ hay bắt nạt, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sợ hãi. Nhưng rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ và giận dữ. Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả – điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

[…] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan. Điều tiếp theo cháu nên làm là tâm sự với một người lớn nào đó mà cháu tin tưởng về mọi chuyện. Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên. Và đây là phần mà ông muốn bố mẹ cháu cùng đọc. Nếu cháu bị bắt nạt, bố mẹ cháu nên làm gì?

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Những bức thư gửi cháu Sam, trích Thông điệp cuộc sống, Minh Trâm – Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 117 – 118)

Câu 1

Đoạn trích là lời của ai nói với ai và được trình bày bằng hình thức nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích là lời của ông nói với cháu, được trình bày bằng hình thức viết thư.

Câu 2

Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Theo thông tin mà đoạn trích đã nêu, chuyện bắt nạt thường xảy ra với cháu và các học trò trạc tuổi cháu, ở mọi nơi.

Câu 3

Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào các câu: “Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy.” và “Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả – điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn”, ta biết rằng đoạn trích tập trung nói về cách đối phó khi bị bắt nạt.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

Câu 4

Vì sao tác giả cho rằng tránh xa những kẻ bắt nạt không phải là hèn nhát mà là khôn ngoan?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Tránh xa những kẻ bắt nạt thì việc bắt nạt sẽ không diễn ra, hoặc nếu đã diễn ra trước đó thì cũng không làm cho sự việc rắc rối thêm. Như vậy là khôn ngoan.

Câu 5

Theo lời khuyên của người ông đối với cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là gì? Phân tích tác dụng tích cực của cách ứng xử ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Theo lời khuyên của ông dành cho cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là:

– Không đánh trả lại kẻ bắt nạt, vì đánh trả lại sẽ khiến kẻ bắt nạt có cớ đẩy tình trạng đến mức trầm trọng hơn.

– Tránh xa những kẻ bắt nạt, vì như thế sẽ tránh được những mâu thuẫn có thể nảy sinh.

– Nhờ bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ, vì họ là người lớn, có thể tìm được những cách giải quyết hợp lí hơn.

Câu 6

Em có thể rút ra bài học cho bản thân từ những điều được bàn trong đoạn trích không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Chuyện bị bắt nạt có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi gặp tình huống như vậy, những lời khuyên của ông đối với cháu trong đoạn trích này thực sự là những bài học thiết thực.

Câu 7

Sau đây là những câu biến đổi cấu trúc so với câu gốc trong đoạn trích:

– Trường hợp thứ nhất:

+ Câu trong đoạn trích: Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Lá thư này không chỉ dành riêng cho bố mẹ cháu, mà còn cho cả cháu nữa.

– Trường hợp thứ hai:

+ Câu trong đoạn trích: Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Bố mẹ cháu cũng có thể giúp cháu, nhưng thầy cô giáo chính là người phải biết trước tiên.

Có thể dùng những câu đã thay đổi cấu trúc để thay thế cho câu gốc trong đoạn trích được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Với các trường hợp này, không thể dùng các câu đã biến đổi cấu trúc để thay cho những câu gốc trong đoạn trích được. Cụ thể:

– Ở trường hợp thứ nhất: thư ông viết cho cháu thì đối tượng trước hết không thể là bố mẹ cháu.

– Ở trường hợp thứ hai: khi con cái bị bắt nạt, thì bố mẹ phải giúp đỡ con trước, sau đó mới nhờ đến thầy cô giáo.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE