Giải Bài tập 5 trang 19 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Hai loại khác biệt (từ Điều tôi học được từ bài tập này đến không nể phục cậu) trong SGK (tr. 60) và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 5 SBT trang 19 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức tập 2

Đọc lại văn bản Hai loại khác biệt (từ Điều tôi học được từ bài tập này đến không nể phục cậu) trong SGK (tr. 60) và trả lời các câu hỏi

Câu 1

Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thể hiện sự khác biệt của đối tượng nào? Đối tượng đó đã thể hiện sự khác biệt ra sao? Điều ấy trái ngược với sự lựa chọn của ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thế hiện sự khác biệt của “tôi” (chính người viết) và số đông các bạn trong lớp. Họ mặc bộ đồ quái dị đến trường, và không quan tâm tìm hiểu những điều thật sự có ý nghĩa. Cách thể hiện này trái ngược hoàn toàn với sự lựa chọn của J.

Câu 2

Nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận gì từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J, nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận: sự khác biệt chia làm hai loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Kết luận này nằm ở hai câu đầu của đoạn trích.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Câu 3

Số đông các bạn trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa” trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa” Hiện tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Số đông học sinh trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa”, trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa” Từ sự trái ngược đó, có thể thấy: khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt dễ dãi, hời hợt bề ngoài, ai cũng có thể thể hiện; trong khi khác biệt có ý nghĩa là sự khác biệt trong suy nghị, trong thái độ và cách ứng xử. Đó không phải là điều dễ dàng, vì thế, hiếm người làm được.

Câu 4

Nhân vật “tôi” tỏ thái độ như thế nào đối với từng sự khác biệt được nói đến trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Gọi sự khác biệt mà mình và số đông các bạn trong lớp thể hiện là “sự khác biệt vô nghĩa”, người viết (nhân vật “tôi”) đã tỏ thái độ coi thường. Trái với điều đó, gọi sự khác biệt của J là “sự khác biệt có ý nghĩa”, người viết bộc lộ thái độ nể phục. Ở câu cuối của đoạn trích, thái độ ấy đã được thể hiện rất rõ.

Câu 5

Vấn đề được bàn trong đoạn trích có ý nghĩa đối với em và các bạn của em hiện nay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, học sinh cũng rất thích thể hiện cá tính, những nét khác biệt của mình. Chạy theo những sự khác biệt dễ dãi bề ngoài như trang phục, kiểu tóc, lời nói… là chuyện phổ biến. Trong tình hình đó, vấn đề được bàn trong đoạn trích thật sự có ý nghĩa. Nó cảnh báo một xu hướng sai lệch, đồng thời gợi ý về cách lựa chọn đúng đắn, cần thiết.

Câu 6

Ở câu:” Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.”, những từ ngữ in đậm trong câu là thành phần gì? Nếu bỏ thành phần ấy, nghĩa của cây sẽ thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ in đậm là trạng ngữ của câu. Nếu bỏ thành phần ấy, người đọc sẽ không biết sự việc được nói đến trong câu diễn ra vào thời gian nào.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE