2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút)

Giải câu 1, 2, 3 bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút) trang 29 VBT ngữ văn 9 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 29 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “… kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, tìm các chi tiết liên quan đến việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh.

– Lời văn ghi chép có cụ thể, chân thực và sinh động không?

– Thái độ của tác giả khi nhận định đó là “triệu bất tường”?

Lời giải chi tiết:

* Những chi tiết thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:

– Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.

– Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.

– Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

* Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan.

* Kết thúc đoạn, tác giả nói “…kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”: báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.

Câu 2

Câu 2 (trang 30 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng vì cớ ấy”.

Phương pháp giải:

Chú ý đến thành ngữ nhờ gió bẻ măng, việc cướp không, việc buộc tội dọa lấy tiền, phá nhà hủy tường, việc kể chuyện nhà mình đã thêm dẫn chứng cụ thể, làm tăng thêm tính thuyết phục.

Lời giải chi tiết:

– Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng.

– Ý nghĩa của đoạn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu…cũng vì cớ ấy”:

– Tác giả ghi lại sự việc có thực xảy ra trong nhà mình.

-> Để làm gia tăng sức thuyết phục đồng thời bộc lộ kín đáo cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán).

Câu 3

Câu 3 (trang 31 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Theo em, thể văn tùy bút có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?

Phương pháp giải:

Đọc lại 2 tác phẩm văn xuôi đã học rồi ghi những điểm khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Tùy bút

Truyện

– Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt hoặc không có cốt truyện.

– Kết cấu tự do, lỏng lẻo, có khi tản mạn, tùy theo cảm xúc của người viết.

– Giàu tính cảm xúc, chủ quan.

– Chi tiết, sự việc chân thực: ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe trong cuộc sống.

– Cốt truyện phức tạp

– Kết cấu chặt chẽ, có sự sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật của người viết.

– Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo qua nhân vật hoặc sự việc.

– Chi tiết, sự việc phần nhiều được hư cấu, sáng tạo .

Luyện tập

Căn cứ vào bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào  thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải:

Chú ý tình trạng chiến trang, sự xa xỉ của chúa Trịnh, sự lộng hành của quan lại, nỗi khổ của dân thường.

Lời giải chi tiết:

      Đất nước vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh khốn cùng, hỗn độn. Vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Phủ chúa đầy những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… những người đứng đầu triều đình không chăm lo việc triều chính, bỏ mặc dân chúng. Bọn quan lại ỷ vào điều đó hành động, nhũng nhiễu. Đến cả những người nhà giàu cũng không yên với chúng. Nhân dân khắp chốn lầm than, đói khổ.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE