2. Bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa

Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu: a. Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Nguyễn Đinh Thi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Nguyễn Đinh Thi

b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.

Anh Đức

c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.

Phan Anh

– Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

– Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Từ “biển” trong câu b được dùng với nghĩa gốc. Từ “biển” trong câu a và câu c được dùng với nghĩa chuyển.

– Cả biển người mênh mông đang cùng nhau đón chờ pháo hoa năm mới.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:

a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm”. 

b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Thỏ chạy rất nhanh.

b. Huy nhanh nhảu giơ tay trả lời câu hỏi.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Thực hiện yêu cầu:

a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của các từ sau:

– đầu

– cao

b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa tìm được của mỗi từ.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

– Đầu:

+ Nghĩa gốc: Phần trên cùng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. 

+ Nghĩa chuyển: Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.

+ phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với cuối.

– Cao:

+ Nghĩa gốc: có khoảng cách bao nhiêu đó, tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái đứng thẳng

+ Nghĩa chuyển: có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác.

+ Nghĩa chuyển: hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả, v.v.

b.

– Đầu:

+ Mai cài một chiếc cài tóc rất xinh trên đầu.

+ Hoa cất một chiếc gối ở trên đầu giường.

+ Đầu làng có cây hoa gạo rất to.

– Cao:

+ Bạn An cao 1m4.

+ Tòa nhà cao chọc trời.

+ Ông nội tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1