1. Phân tích chi tiết Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới là:

  • A.
    Martin Luther King
  • B.
    Ma-la-la Diu-sa-phdai
  • C.
    Ma – la – la
  • D.
    Đáp án khác

Câu 2 :

Tác giả là nhà hoạt động nữ quyền người:

  • A.
    Ả Rập xê út
  • B.
    In – đô – nê – xi – a
  • C.
    Pakistan
  • D.
    Phi – líp – pin

Câu 3 :

Tác giả đã từng đạt giải Nobel về lĩnh vực nào?

  • A.
    Toán học
  • B.
    Văn học
  • C.
    Vật lý
  • D.
    Hòa bình

Câu 4 :

Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác giả?

  • A.
    Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới – sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác.
  • B.
    Cô đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.
  • C.
    Cô là người đoạt giải Nobel trẻ nhất
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Câu 5 :

Văn bản được đọc tại:

  • A.
    Khi nhận giải Nobel
  • B.
    Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc
  • C.
    Khi phát biểu tại một trường học
  • D.
    Cuộc họp Liên Hợp Quốc

Câu 6 :

Việc lặp lại cấu trúc “ Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì ?

  • A.
    Làm cho nội dung bài đọc trở nên thu hút, có nhịp điệu, mang tính liên kết cao
  • B.
    Nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải
  • C.
    Kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Luận đề nào dưới đây KHÔNG PHẢI luận đề của văn bản?

  • A.
    Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đều được quyền bảo vệ quyền lợi của mình.
  • B.
    Tầm quan trọng bút và sách – Giáo dục mang tới sức mạnh to lớn khiến họ sợ hãi.
  • C.
    Tấm gương những con người đã đứng lên đòi công bằng và hòa bình
  • D.
    Đã đến lúc mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình

Câu 8 :

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

  • A.
    Nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội
  • B.
    Đem đến thông điệp hãy đứng lên đòi quyền bình đẳng
  • C.
    Phê phán xã hội đương thời
  • D.
    A và B đúng

Câu 9 :

Nhan đề của văn bản nói lên điều gì?

  • A.
    Như một lời tuyên bố rắn rỏi, đanh thép, khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục.
  • B.
    Kêu gọi mọi người không ngừng học tập, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết  để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn.
  • C.
    Truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Câu 10 :

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

  • A.
    Bổ sung ý nghĩa
  • B.
    Tạo tính liền mạch
  • C.
    Giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới là:

  • A.
    Martin Luther King
  • B.
    Ma-la-la Diu-sa-phdai
  • C.
    Ma – la – la
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả của văn bản là Ma-la-la Diu-sa-phdai

Câu 2 :

Tác giả là nhà hoạt động nữ quyền người:

  • A.
    Ả Rập xê út
  • B.
    In – đô – nê – xi – a
  • C.
    Pakistan
  • D.
    Phi – líp – pin

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả

Lời giải chi tiết :

Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/07/1997) là nhà hoạt động nữ quyền người Pakistan

Câu 3 :

Tác giả đã từng đạt giải Nobel về lĩnh vực nào?

  • A.
    Toán học
  • B.
    Văn học
  • C.
    Vật lý
  • D.
    Hòa bình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả

Lời giải chi tiết :

Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/07/1997) là nhà hoạt động nữ quyền người Pakistan, cô đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi.

Câu 4 :

Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác giả?

  • A.
    Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới – sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác.
  • B.
    Cô đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.
  • C.
    Cô là người đoạt giải Nobel trẻ nhất
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác giả

Lời giải chi tiết :

Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới – sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác.

Cô đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.

Cô là người đoạt giải Nobel trẻ nhất

Câu 5 :

Văn bản được đọc tại:

  • A.
    Khi nhận giải Nobel
  • B.
    Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc
  • C.
    Khi phát biểu tại một trường học
  • D.
    Cuộc họp Liên Hợp Quốc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Ngày 12 tháng 7 năm 2003, cô đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn thể các trẻ em gái trên thế giới

Câu 6 :

Việc lặp lại cấu trúc “ Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì ?

  • A.
    Làm cho nội dung bài đọc trở nên thu hút, có nhịp điệu, mang tính liên kết cao
  • B.
    Nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải
  • C.
    Kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm và xác định cấu trúc lặp có trong đoạn văn bản trên. Sau đó chỉ ra tác dụng về mặt hình thức và mặt nội dung của cấu trúc ấy.

Lời giải chi tiết :

– Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng làm cho nội dung bài đọc trở nên thu hút, có nhịp điệu, mang tính liên kết cao

– Đồng thời việc lặp lại cấu trúc nhằm nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải.

– Thể hiện sự mong muốn, kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái.

Câu 7 :

Luận đề nào dưới đây KHÔNG PHẢI luận đề của văn bản?

  • A.
    Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đều được quyền bảo vệ quyền lợi của mình.
  • B.
    Tầm quan trọng bút và sách – Giáo dục mang tới sức mạnh to lớn khiến họ sợ hãi.
  • C.
    Tấm gương những con người đã đứng lên đòi công bằng và hòa bình
  • D.
    Đã đến lúc mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản, tìm và chỉ các hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong bài.

Lời giải chi tiết :

Luận đề 1: Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đều được quyền bảo vệ quyền lợi của mình.

Luận đề 2 : Tầm quan trọng bút và sách – Giáo dục mang tới sức mạnh to lớn khiến họ sợ hãi.

Luận đề 3 : Đã đến lúc mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình

Câu 8 :

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

  • A.
    Nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội
  • B.
    Đem đến thông điệp hãy đứng lên đòi quyền bình đẳng
  • C.
    Phê phán xã hội đương thời
  • D.
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản và tìm ra nội dung, chủ đề chính của văn bản; từ đó cho biết văn bản viết ra nhằm mục đích gì.

Lời giải chi tiết :

Văn bản viết ra nhằm mục đích nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội. Từ những tội ác ấy, tác giả đại diện cho tất cả mọi người đứng lên đòi quyền bình đẳng, bảo vệ quyền lợi con người.

Câu 9 :

Nhan đề của văn bản nói lên điều gì?

  • A.
    Như một lời tuyên bố rắn rỏi, đanh thép, khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục.
  • B.
    Kêu gọi mọi người không ngừng học tập, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết  để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn.
  • C.
    Truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nhan đề của bài, đưa ra những nhận xét

Lời giải chi tiết :

Nhan đề Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới như một lời tuyên bố rắn rỏi, đanh thép, khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục.

Nhan đề, không chỉ là lời khẳng định tầm quan trọng của giáo dục mà còn là bức thông điệp kêu gọi mọi người không ngừng học tập, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết  để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đều có trách nhiệm hỗ trợ giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.

Câu 10 :

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

  • A.
    Bổ sung ý nghĩa
  • B.
    Tạo tính liền mạch
  • C.
    Giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại văn bản, xác định các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) sau đó cho biết mục đích của việc đưa những yếu tố ấy vào văn bản nhằm mục đích gì.

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố tự sự, miêu tả được nêu trong văn bản nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa, tạo tính liền mạch, diễn tả được tự nhiên hơn. Đặc biệt các yếu tố ấy giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn. Nếu không có sự kết hợp của các biện pháp này thì yếu tố đó thì tính thuyết phục trong văn bản giảm đi nhiều.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE