1. Bài 27: Nếu em có một khu vườn

Nối đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng của nó. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống và giải thích công dụng của dấu câu đó. Mỗi đoạn văn tả con vật nào. Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện từ và câu

Câu 1:

Nối đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng của nó. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn trên, sử dụng kiến thức đã được học về dấu gạch ngang để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:

a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:

– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu

– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp

– Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây

– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.

 

b. Chương trình học bổng Vì mái trường xanh đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn và nêu công dụng của dấu gạch ngang dựa vào kiến thức đã học. 

Lời giải chi tiết:

a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:

– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu

– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp

– Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây

– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

b. Chương trình học bổng Vì mái trường xanh đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

Dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

Câu 3

Điền dấu câu thích hợp vào ô trống và giải thích công dụng của dấu câu đó.

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

→ Công dụng:

b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

□ Làm khung diều

□ Đo và cắt áo diều

□ Ráp các bộ phận của diều.

→ Công dụng: 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để điền dấu câu thích hợp. Từ đó nêu công dụng. 

Lời giải chi tiết:

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

→ Công dụng: Nối các từ ngữ trong một liên danh.

b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

– Làm khung diều

– Đo và cắt áo diều

– Ráp các bộ phận của diều.

→ Công dụng: Đánh dấu các ý trong một đọa liệt kê. 

Câu 4

Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.

Râm bụt nhoài người vào hỏi dạ hương:

□ Sao lúc nào tôi cũng thấy cô ăn mặc xuề xoà, quần áo không sửa soạn gì cả□

Dạ hương nhẹ nhàng trả lời:

□ Bởi tôi không sống bằng sắc mà sống bằng hương.

□ Sống bằng hương thì được cái gì? □ Râm bụt chất vấn.

□ Không □ Không được gì cả, nhưng mà tôi chẳng lẫn vào ai. 

(Theo Lê Luynh)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để điền dấu câu phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Râm bụt nhoài người vào hỏi dạ hương:

– Sao lúc nào tôi cũng thấy cô ăn mặc xuề xoà, quần áo không sửa soạn gì cả?

Dạ hương nhẹ nhàng trả lời:

– Bởi tôi không sống bằng sắc mà sống bằng hương.

– Sống bằng hương thì được cái gì? – Râm bụt chất vấn.

– Không! Không được gì cả, nhưng mà tôi chẳng lẫn vào ai. 

Viết

Câu 1:

Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 120 – 121) và trả lời câu hỏi.

a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?

– Đoạn 1:

– Đoạn 2:

– Đoạn 3:

b. Những từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?

Đoạn văn

Tác dụng của các từ ngữ in đậm

Đoạn 1

 

Đoạn 2

 

Đoạn 3

 

c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đoạn văn, suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời 

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn 1: Tả con ong

Đoạn 2: Tả cá rô ron

Đoạn 3: Tả chú voi

b.

Đoạn văn

Tác dụng của các từ ngữ in đậm

Đoạn 1

Sử dụng các tính từ giúp người đọc dễ liên tưởng, cảm nhận, hình dung rõ hơn về con vật đó.

Đoạn 2

So sánh giúp con vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh, cảm xúc hơn, giúp người đọc dễ liên tưởng, cảm nhận con vật đó.

Đoạn 3

Nhân hóa giúp con vật trở nên gần gũi, sinh động.

c. Em thích cách miêu tả con voi trong đoạn văn 3. Vì ở đoạn văn này đã sử dụng biện pháp nhân hóa, giúp chú voi trở nên gần gũi, sinh động như một người bạn.  

Câu 2

Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích. 

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát con vật mà em yêu thích và viết một đoạn tả hoạt động hoặc đặc điểm ngoại hình của con vật đó. 

Lời giải chi tiết:

Chú mèo nhà em rất xinh xắn. Chú có bộ lông màu vàng óng, dày rậm và rất mềm mượt, chú rất thích nằm úp bụng xuống đất để em vuốt ve. Mỗi khi em vuốt ve như thế, đôi mắt to tròn của chú lim dim như muốn ngủ, hưởng thụ cảm giác thoải mái.Chú mèo có đôi chân khá dàu, thon và đặc biệt bàn chân êm và mềm. Lớp đệm dưới châm mềm mại giúp chú mèo đi lại trên mọi địa hình mà không hề gây ra tiếng động….. 

Vận dụng

Ghi lại những điều em muốn chia sẻ với người thân về khu vườn mơ ước của em.

– Khu vườn ở đâu?

– Khu vườn như thế nào? (lớn hay nhỏ)

– Em muốn trồng những loài cây nào? Vì sao em muốn trồng những loài cây đó? 

Phương pháp giải:

Em ghi lại những điều em muốn chia sẻ với người thân về khu vườn mơ ước của em dựa vào gợi ý. 

Lời giải chi tiết:

Em muốn có một khu vườn sau nhà. Nếu có một khu vườn rộng, em sẽ trồng rất nhiều các loài cây, loài hoa ở đó. Em sẽ trồng cây nhãn, cây bưởi vừa tỏa bóng râm mát, vừa cho trái ngọt. Em sẽ trồng cây phượng, để mỗi độ hè về, cây phượng nở những bông hoa làm đỏ rực cả một khoảng khu vườn.  Em sẽ dành một khoảng nhỏ để trồng những khóm hoa hồng, hoa cúc, hoa sẽ nở rộ, tỏa mùi hương thơm ngát. Nếu em có một khu vườn như thế em sẽ cảm thấy rất vui. 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

VBT TIẾNG VIỆT 4 – TẬP 1

VBT TIẾNG VIỆT 4 – TẬP 2