3. Mệnh để phủ định. Cách phủ định một mệnh đề

Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề (P). Kí hiệu là (overline P ).

1. Lý thuyết

+ Định nghĩa: Cho mệnh đề \(P\). Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề \(P\). Kí hiệu là \(\overline P \).

 + Ví dụ: P: “16 chia hết cho 5” \( \Rightarrow \overline P \): “16 không chia hết cho 5”

+ Mối liên hệ về tính đúng sai của P và \(\overline P \)

Mệnh đề \(\overline P \) đúng khi P sai. Mệnh đề \(\overline P \) sai khi P đúng

Đôi khi ta xét tính đúng, sai của mệnh đề P ta xác định thông qua tính đúng, sai của \(\overline P \) và ngược lại.

+ Cách phủ định một mệnh đề:

  • Với các phát biểu lời văn, ta chỉ cần thêm hoặc bớt từ “không” (hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
  • Với các mệnh đề chứa kí hiệu \(\forall ,\;\exists \) ta làm như sau: Đổi nhau hai kí hiệu \(\forall ,\;\exists \) và phủ định tính chất kèm theo. Cụ thể:

      \(\forall x \in X,P(x)\) thành \(\exists x \in X,\overline {P(x)} \)

      \(\exists x \in X,P(x)\) thành \(\forall x \in X,\overline {P(x)} \)

 

2. Ví dụ minh họa

A: “21 là bình phương của một số tự nhiên” \( \Rightarrow \overline A \): “21 không là bình phương của một số tự nhiên”

Mệnh đề A sai, \(\overline A \) đúng

B: “\(7x + 5y > 6\)” \( \Rightarrow \overline B \): “\(7x + 5y \le 6\)”

Mệnh đề B và \(\overline B \) là các mệnh đề chứa biến, chưa xác định được tính đúng sai.

C: “\(\forall n \in \mathbb{N},n \le {n^2}\)” \( \Rightarrow \overline C \): “\(\exists n \in \mathbb{N},n > {n^2}\)”

Mệnh đề C đúng, \(\overline C \) sai.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mệnh đề và tập hợp

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác