Giải Bài tập 6 trang 33 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 33 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Những ai đã một lần đến viếng Thánh địa Mỹ Sơn đều tả lại được cái cảm giác lâng lâng khi đặt chân vào thung lũng đây những phế tích hoang sơ này. Dường như ở đó có một từ trường cực mạnh thu hút năng lượng từ vũ trụ, một sự hoà điệu giữa những ngôi tháp cổ có thể tạo nên giai điệu, mà nếu lắng nghe, du khách có thể cảm được giai điệu ấy thấm dần vào cơ thể mình. […] Hình như là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế. Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng. Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời. Hình như chính tôi đang hát khúc nguyện cầu lặng lẽ… Tôi nghe, bấy giờ khoảng 9 giờ sáng, mưa bụi, bầu trời màu lam, âm âm khắp thung lũng những tiếng ngân, những dư vang, một tiếng nói mơ hồ của kiến trúc, một giao thoa giữa gạch chín nẫu và sa thạch. Tôi đứng lặng dưới vòm cong một ngọn tháp. Phía trên đầu tôi là phù điêu thần Ka-la (vị thần tượng trưng cho thời gian trong tôn giáo và nghệ thuật Chàm) mà râu tóc Thần là những nhánh địa y xanh đẫm. […] Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ XI, Mỹ Sơn hiện diện trong lịch sử kiến trúc tôn giáo Việt Nam như một điều kì diệu, một cơ may. […]

Vâng, từ đất và từ đá, người nghệ sĩ Chàm vĩ đại cách ba thiên niên kỉ trước đó nghe ra những hoà điệu, và đã thể hiện được những hoà điệu ấy trên đất và trên đá. Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, dù lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát. Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.

(Theo Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, Hà Nội, 2004, tr. 442 – 446)

Câu 1

Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả bộc lộ cảm nhận về một giai điệu đặc biệt.

Câu 2

Giai điệu được nói tới trong đoạn trích được tạo ra từ đâu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Giai điệu được nói tới trong đoạn trích không giống như các giai điệu thông thường: không chỉ tác động tới thính giác mà còn được cảm nhận từ tâm hồn bởi nó được tạo ra từ những cái thực và cả những điều mơ hồ. Đó có thể là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế, là “tiếng nói” của những viên gạch Chàm, “tiếng” thì thầm của những ngọn tháp, “tiếng” nguyện cầu trong lòng người.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Câu 3

Giai điệu Mỹ Sơn được hiểu theo cách nào? Chọn phương án trả lời đúng:

A. Là những thông điệp văn hoá, nghệ thuật

B. Là tiếng gió thổi

C. Là tiếng nói của các nghệ sĩ Chàm

D. Là tiếng hát của du khách

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

Đáp án: A

Câu 4

Đọc đoạn trích, em hình dung như thế nào về Thánh địa Mỹ Sơn? Nếu có thể, em hãy vẽ một bức tranh về Mỹ Sơn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và vẽ bức tranh

Lời giải chi tiết:

Qua cách tác giả miêu tả những “giai điệu” mà mình cảm nhận được, người đọc có thể hình dung về Mỹ Sơn: một thung lũng rộng lớn chìm trong mưa bụi, cổ tháp hoang phế, gạch xây tháp màu nâu sậm (gạch nung chín kết hợp sa thạch, có những viên gạch lành lặn, có cả những viên gạch đã bị sứt mẻ theo thời gian), vòm cong của tháp, phù điêu thần Ka-la râu tóc mọc đầy địa y… Nếu có thể, hãy về bức tranh về Mỹ Sơn theo những gì em tưởng tượng sau khi đọc đoạn trích

Câu 5

Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích này, biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng khá nhiều.

Em hãy chú ý các câu sau:

– Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng.

– Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời.

– Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, đủ lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát.

– Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.

Biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu này có tác dụng khẳng định chính đất đá qua bàn tay sáng tạo của con người đã truyền được những thông điệp về văn hoá và lịch sử, về tâm hồn và sự tài hoa của con người. Khi đến thăm di tích, dụ khách hiểu được những thông điệp đó cũng chính là đã nghe thấy lời “tâm sự” của những thứ vốn chỉ là vật chất vô tri.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE