8. Hãy cầm lấy và đọc – Huỳnh Như Phương

Hãy cầm lấy và đọc – Huỳnh Như Phương (KNTT) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử

– Huỳnh Như Phương (1955), quê ở Quảng Ngãi

2. Sự nghiệp

– Là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

– Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

– Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)…

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

– Trích Hãy cầm lấy và đọc (2016)

– “Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

b. Bố cục

– Phần 1 (Từ đầu đến “không dễ nhận ra”): Tầm trong trọng của việc đọc sách.

– Phần 2 (Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”): Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.

– Phần 3 (Còn lại): Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách

c. Tóm tắt

Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con ngườ, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc.

d. Thể loại: văn bản nhật dụng

e. Phương thức biểu đạt: nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.

b. Giá trị nghệ thuật

– Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

– Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.

Sơ đồ tư duy văn bản Hãy cầm lấy và đọc – Huỳnh Như Phương:

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tác giả – tác phẩm chung

Tác giả – tác phẩm Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm Cánh Diều

Tác giả – tác phẩm Chân trời sáng tạo