6. Đề thi học kì 1 – Đề số 5

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.

Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

Kia như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh.

Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.

Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.

Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.

( Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Xác định các trợ từ được sử dụng trong câu sau: “Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.”

A. Nay, chính, những.

B. Chính, những, cùng

C. Nay, hãy, cùng

D. Nay, lên, cùng, hãy

Câu 3. Từ “hiền” trong câu: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” được hiểu là:

A. Người hiền lành, tư cách đạo đức tốt

B. Người có tài năng vượt trội

C. Người vừa có đức vừa có tài

D. Nhân tài của đất nước.

Câu 4. Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích gì?

A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn

B. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước

C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước

D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn

Câu 5. Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?

A. Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.

B. Người hiền tự giấu mình, không về với thiên tử là trái ý trời

C. Người hiền có thể trở thành thiên tử

D. Đáp án A và B

Câu 6. Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

A. Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

B. Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

C. Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

D. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Câu 7. Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung gì?

A. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.

B. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời

C. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có

D. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

Câu 8. Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

A. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

B. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

C. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước

D. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan

Câu 9. Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Câu 10. Qua bài chiếu, em có nhận xét gì về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

 

—–Hết—–

–  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

B

A

C

D

A

D

D

A

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận

→ Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Xác định các trợ từ được sử dụng trong câu sau: “Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.”

A. Nay, chính, những.

B. Chính, những, cùng

C. Nay, hãy, cùng

D. Nay, lên, cùng, hãy

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định trợ từ

Lời giải chi tiết:

Các trợ từ được sử dụng trong câu trên: nay, chính, những

 → Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Từ “hiền” trong câu: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” được hiểu là:

A. Người hiền lành, tư cách đạo đức tốt

B. Người có tài năng vượt trội

C. Người vừa có đức vừa có tài

D. Nhân tài của đất nước.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ “hiền” trong câu: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” được hiểu là: Người vừa có đức vừa có tài

→ Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích gì?

A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn

B. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước

C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước

D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định mục đích ra đời của Chiếu cầu hiền

Lời giải chi tiết:

Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích: Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn

 → Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm)

Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?

A. Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.

B. Người hiền tự giấu mình, không nên về với thiên tử

C. Người hiền có thể trở thành thiên tử

D. Đáp án A và B

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

Lời giải chi tiết:

Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là: Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.

→ Đáp án: A

Câu 6 (0.5 điểm)

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

A. Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

B. Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

C. Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

D. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý thái độ của sĩ phu Bắc Hà

Lời giải chi tiết:

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà: Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

 Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung gì?

A. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.

B. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời

C. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có

D. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

Phương pháp:

Đọc kĩ câu văn

Xác định nội dung

Lời giải chi tiết:

Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung: So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

→ Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

A. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

B. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

C. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước

D. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là: Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

→ Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm)

Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật lập luận trong văn bản: Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.

Câu 10 (1.0 điểm)

Qua bài chiếu, em có nhận xét gì về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tư tưởng của vua Quang Trung thể hiện chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân.

– Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.

– Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

→ “Chiếu cầu hiền” không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó là chính sách chiêu mộ nhân tài có từ thời nhà Lí.

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở đoạn

0,5

– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận: Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Thân đoạn

2,5

Giải thích vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

→ Khẳng định: con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Phân tích, chứng minh

– Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

– Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

– Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

Chứng minh:  Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

Bàn luận mở rộng

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

Bài học và liên hệ bản thân.

Kết đoạn

0,5

– Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

– Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

– Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

 

 

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE