4. Tác phẩm Chí khí anh hùng

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của Chí khí anh hùng là:

  • A.
    Đặng Trần Côn
  • B.
    Đoàn Thị Điểm
  • C.
    Nguyễn Du
  • D.
    Hồ Xuân Hương

Câu 2 :

Chí khí anh hùng trích từ tác phẩm nào?

  • A.
    Truyện Kiều
  • B.
    Thanh Hiên thi tập
  • C.
    Nam trung tạp ngâm
  • D.
    Bắc hành tạp lục

Câu 3 :

Đoạn trích Chí khí anh hùng được trích từ câu thứ bao nhiêu trong Truyện Kiều?

  • A.
    Câu 2205 đến 2213
  • B.
    Câu 2230 đến 2250
  • C.
    Câu 2231 đến 2250
  • D.
    Câu 2213 đến 2230

Câu 4 :

Chí khí anh hùng được sáng tác theo thể nào?

  • A.
    Thất ngôn bát cú
  • B.
    Song thất lục bát
  • C.
    Lục bát
  • D.
    Thất ngôn trường thiên

Câu 5 :

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

“Lòng bốn phương” trong hai câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Chí nguyện lập công danh, sự nghiệp
  • B.
    Tấm lòng nhân hậu, vị tha
  • C.
    Luôn nghĩ đến mọi người bốn phương
  • D.
    Khao khát được đi bốn phương

Câu 6 :

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

“thẳng rong” trong câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Đi mau
  • B.
    Đi chậm
  • C.
    Đi liền một mạch
  • D.
    Đi thẳng

Câu 7 :

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

“Phận gái chữ tòng” trong câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Phận gái thì không được đi tòng quân
  • B.
    Phận gái thì phải theo chồng
  • C.
    Phận gái phải gánh vác gia đình
  • D.
    Phận gái phải khéo léo, đảm đang

Câu 8 :

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Câu thơ trên thể hiện thái độ gì của Từ Hải khi nghe Kiều xin đi theo?

  • A.
    Trách móc nhẹ nhàng
  • B.
    Động viên, an ủi Thúy Kiều
  • C.
    Đề cao Thúy Kiều là người thấu hiểu mình
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Nguyên nhân nào được Từ Hải nhắc đến để Thúy Kiều không theo mình?

  • A.
    Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình
  • B.
    Từ Hải muốn rước Thúy Kiều một cách đường hoàng nhất, long trọng nhất
  • C.
    Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Điển tích, điển cố được sử dụng trong các câu thơ trên là:

  • A.
    Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
  • B.
    Dứt áo ra đi
  • C.
    Một năm sau
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho điều gì?

  • A.
    Những người nóng vội, hấp tấp
  • B.
    Những người quyết định mạnh mẽ, dứt khoát
  • C.
    Những người có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn
  • D.
    Những người ăn to nói lớn, ngoại hình phi thường

Câu 12 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chí khí anh hùng là:

  • A.
    Tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến bạo tàn chà đạp lên tình yêu lứa đôi
  • B.
    Những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc
  • C.
    Khắc họa hình tượng người anh hùng với phẩm chất và chí khí phi thường
  • D.
    Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Kiều

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của Chí khí anh hùng là:

  • A.
    Đặng Trần Côn
  • B.
    Đoàn Thị Điểm
  • C.
    Nguyễn Du
  • D.
    Hồ Xuân Hương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác giả của Chí khí anh hùng là Nguyễn Du

Câu 2 :

Chí khí anh hùng trích từ tác phẩm nào?

  • A.
    Truyện Kiều
  • B.
    Thanh Hiên thi tập
  • C.
    Nam trung tạp ngâm
  • D.
    Bắc hành tạp lục

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Chí khí anh hùng trích từ tác phẩm Truyện Kiều

Câu 3 :

Đoạn trích Chí khí anh hùng được trích từ câu thứ bao nhiêu trong Truyện Kiều?

  • A.
    Câu 2205 đến 2213
  • B.
    Câu 2230 đến 2250
  • C.
    Câu 2231 đến 2250
  • D.
    Câu 2213 đến 2230

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Vị trí của đoạn trích: 2213 đến câu 2230

Câu 4 :

Chí khí anh hùng được sáng tác theo thể nào?

  • A.
    Thất ngôn bát cú
  • B.
    Song thất lục bát
  • C.
    Lục bát
  • D.
    Thất ngôn trường thiên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc lướt tác phẩm

Xác định thể thơ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: lục bát

Câu 5 :

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

“Lòng bốn phương” trong hai câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Chí nguyện lập công danh, sự nghiệp
  • B.
    Tấm lòng nhân hậu, vị tha
  • C.
    Luôn nghĩ đến mọi người bốn phương
  • D.
    Khao khát được đi bốn phương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích câu thơ

Chú ý cụm từ “lòng bốn phương”

Lời giải chi tiết :

“Lòng bốn phương”: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp

Câu 6 :

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

“thẳng rong” trong câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Đi mau
  • B.
    Đi chậm
  • C.
    Đi liền một mạch
  • D.
    Đi thẳng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích câu thơ

Chú ý cụm từ “thẳng rong”

Lời giải chi tiết :

“Thẳng rong”: đi liền một mạch

→ Một tư thế lên đường đẹp, không vướng bận, sẵn sàng lên đường của người quân tử

Câu 7 :

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

“Phận gái chữ tòng” trong câu thơ trên được hiểu là:

  • A.
    Phận gái thì không được đi tòng quân
  • B.
    Phận gái thì phải theo chồng
  • C.
    Phận gái phải gánh vác gia đình
  • D.
    Phận gái phải khéo léo, đảm đang

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích câu thơ

Chú ý cụm từ “phận gái chữ tòng”

Lời giải chi tiết :

“Phận gái chữ tòng”: Phận gái thì phải theo chồng (theo đạo Nho)

→ Thúy Kiều viện vào lễ giáo phong kiến để thuyết phục Từ Hải cho mình đi theo

Câu 8 :

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Câu thơ trên thể hiện thái độ gì của Từ Hải khi nghe Kiều xin đi theo?

  • A.
    Trách móc nhẹ nhàng
  • B.
    Động viên, an ủi Thúy Kiều
  • C.
    Đề cao Thúy Kiều là người thấu hiểu mình
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích câu thơ

Lời giải chi tiết :

Từ Hải muốn nói:

– Thúy Kiều là người hiểu Từ Hải sâu sắc

– Là lời trách móc nhẹ nhàng Thúy Kiều vì chưa thoát khỏi sự ủy mị của nữ nhi tầm thường

– Là lời an ủi, động viên Thúy Kiều

Câu 9 :

Nguyên nhân nào được Từ Hải nhắc đến để Thúy Kiều không theo mình?

  • A.
    Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình
  • B.
    Từ Hải muốn rước Thúy Kiều một cách đường hoàng nhất, long trọng nhất
  • C.
    Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Chú ý lời thuyết phục của Từ Hải

Lời giải chi tiết :

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiên dậy đất bóng binh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng này bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

→ Từ Hải muốn làm nên cơ đồ lớn, sau đó mới quay lại rước Thúy Kiều

– Từ Hải muốn rước Thúy Kiều đường hoàng nhất, long trọng nhất

– Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình

Câu 10 :

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Điển tích, điển cố được sử dụng trong các câu thơ trên là:

  • A.
    Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
  • B.
    Dứt áo ra đi
  • C.
    Một năm sau
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về điển tích, điển cố

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: thiên Tiêu dao du trong sách Trang Tử (Nam Hoa Kinh) có truyện kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm

Câu 11 :

Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho điều gì?

  • A.
    Những người nóng vội, hấp tấp
  • B.
    Những người quyết định mạnh mẽ, dứt khoát
  • C.
    Những người có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn
  • D.
    Những người ăn to nói lớn, ngoại hình phi thường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích tác phẩm Chí khí ăn hùng

Chú ý hình ảnh chim bằng

Lời giải chi tiết :

Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường

Câu 12 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chí khí anh hùng là:

  • A.
    Tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến bạo tàn chà đạp lên tình yêu lứa đôi
  • B.
    Những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc
  • C.
    Khắc họa hình tượng người anh hùng với phẩm chất và chí khí phi thường
  • D.
    Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Kiều

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm

Rút ra kết luận về giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Đoạn trích đã khắc họa hình tượng người anh hùng Từ Hải với phẩm chất và chí khí phi thường. Từ Hải hiện lên với khát vọng làm nên sự nghiệp lớn

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE