3. BÀI 12. Văn minh Đại Việt

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 22 dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 22 dưới đây.

1. Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?

A. Thời kì Bắc thuộc.

B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).

C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX.

D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.

Phương pháp giải:

Đọc mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 108.

Lời giải chi tiết:

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập của Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

=> Chọn B.

2. Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là

A. kinh tế hướng ngoại.

B. kinh tế hướng nội.

C. độc tôn Nho giáo.

D. tính thống nhất.

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 SGK Lịch sử 10 trang 109.

Lời giải chi tiết:

Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là kinh tế hướng ngoại.

=> Chọn A.

3. Nội dung nào sau đây là đúng về văn minh Đại Việt?

A. Chỉ tiếp thu văn minh Trung Hoa.

B. Tiếp thu văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây,…

C. Không tiếp thu văn minh phương Tây.

D. Chỉ tiếp thu văn minh Đông Nam Á và Trung Hoa.

Phương pháp giải:

Đọc mục 1-b SGK Lịch sử 10 trang 108.

Lời giải chi tiết:

Văn minh Đại Việt cũng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hóa, kĩ thuật,….

=> Chọn B

4. “Tam giáo đồng nguyên” là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?

A. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.

B. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo.

C. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Công giáo.

D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 SGK Lịch sử 10 trang 109.

Lời giải chi tiết:

Một trong những đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần là tam giáo đồng nguyên (kết hợp hài hòa Nho – Phật – Đạo).

=> Chọn A

5. Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?

A. Thời Đinh – Tiền Lê.

B. Thời Lý.

C. Thời Trần.

D. Thời Lê sơ.

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 SGK Lịch sử 10 trang 109.

Lời giải chi tiết:

Thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời Lê sơ.

=> Chọn D

6. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống (……) để hoàn thiện câu dưới đây.

“Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng…… Và bước đầu Tiêp xúc với văn minh……”.

A. dân gian hoá/Ấn Độ.

B. cung đình hoá/phương Tây.

C. dân gian hoá/phương Đông.

D. dân gian hoá/phương Tây.

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 SGK Lịch sử 10 trang 109.

Lời giải chi tiết:

Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hóa và bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây.

=> Chọn D

7. Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Tính đa dạng.

B. Tính thống nhất.

C. Tính bản địa.

D. Tính vùng miền.

Phương pháp giải:

Đọc mục 2 SGK Lịch sử 10 trang 109.

Lời giải chi tiết:

Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật là tính thống nhất: những khác biệt giữa các vùng miền được giảm bớt.

=> Chọn B.

8. Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?

A. Tập quyền thân dân.

B. Quan liêu.

C. Chuyên chế.

D. Phân quyên.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-a SGK Lịch sử 10 trang 110.

Lời giải chi tiết:

Thời Lý – Trần thiết chế tập quyền vẫn mang tính thân dân.

=> Chọn A.

9. Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây đúng theo trình tự thời gian.

A. Cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Lê Thánh Tông.

B. Cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng.

C. Cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng.

D. Cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Hồ Quý Ly.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-a SGK Lịch sử 10 trang 110.

Lời giải chi tiết:

Trong tiến trình phát triển, các triều đại quân chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu là cải cách Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông (cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).

=> Chọn C

10. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau đây?

A. Lễ Tịch điền.

B. Lễ cúng cơm mới.

C. Lễ cầu mùa.

D. Lễ đâm trâu.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 111.

Lời giải chi tiết:

Các hoàng đế thường thực hiện nghi lễ Tịch điền vào mùa xuân để khuyến khích nghề nông phát triển.

=> Chọn A

11. Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?

A. Trọng nông.

B. Bế quan toả cảng.

C. Trọng thương.

D. Ức thương.

Phương pháp giải:

Đọc mục Em có biết? SGK Lịch sử 10 trang 112.

Lời giải chi tiết:

Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc để thờ thần Đất và thần Lúa cho thấy triều đình rất coi trọng sản xuất nông nghiệp.

=> Chọn A.

12. Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?

A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.

B. Mở rộng diện tích canh tác.

C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.

D. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 112.

Lời giải chi tiết:

Cư dân Đại Việt đạt được những thành tựu trong nông nghiệp: Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước, mở rộng diện tích canh tác, du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.

=> Chọn D

13. “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”.

(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I,

NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)

Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?

A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.

C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.

D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 112.

Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, triều đình có quy định cấm giết trâu bò, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.

=> chọn A

14. Cục Bách tác là tên gọi của:

A. các xưởng thủ công của Nhà nước.

B. cơ quan quản lí việc đắp đê.

C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp.

D. cơ quan biên soạn lịch sử.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 112.

Lời giải chi tiết:

Cục Bách tác là tên gọi của các xưởng thủ công của Nhà nước.

=> chọn A.

15. Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào sau đây?

A. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến.

B. Hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài.

C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 114.

Lời giải chi tiết:

Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn thực hiện chính sách trọng tâm và xuyên suốt là chính sách trọng nông, coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của đất nước => loại A.

Các thương nhân nước ngoài mặc dù hoạt động rất tích cực ở Đại Việt song đây lại là nhân tố khách quan. => Loại B.

Ý D sai

=> Chọn C.

16. Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV – XIX?

A. Phật giáo.

B. Công giáo.

C. Nho giáo.

D. Đạo giáo.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-c SGK Lịch sử 10 trang 115.

Lời giải chi tiết:

Nhà Lê sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho học,Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.

=> Chọn C

17. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?

A. Truyền đạo.

B. Giáo dục.

C. Sáng tác văn học.

D. Sử dụng trong cung đình.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-e SGK Lịch sử 10 trang 117.

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XVII, cùng với sự du nhập của Công giáo, chữ Quốc ngữ đã xuất hiện và dần được hoàn thiện.

=> Chọn A

18. Các bia đá được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương triều Lê sơ?

A. Đề cao giáo dục, khoa cử.

B. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.

C. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian.

D. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-d SGK Lịch sử 10 trang 116.

Lời giải chi tiết

Các bia đá được dụng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) vừa để khắc tên những người đỗ tiến sĩ vừa để đề cao giáo dục, khoa cử.

=> Chọn A.

19. Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

A. Đúc đồng.

B. Điêu khắc gỗ.

C. Gốm sứ.

D. Tranh dân gian.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-g SGK Lịch sử 10 trang 119.

Lời giải chi tiết:

Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề tranh dân gian nổi tiếng.

=> Chọn D

20. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?

A. Múa rối.

B. Ca trù.

C. Kịch nói.

D. Chèo.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-g SGK Lịch sử 10 trang 120.

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình kịch nói.

=> Chọn C.

21. Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của

A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.

B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.

C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần.

D. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-e SGK Lịch sử 10 trang 117.

Lời giải chi tiết:

Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt Na.

=> Chọn A.

22. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (……), hoàn thiện câu sau đây: Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh …… và văn hoá làng xã.

A. nông nghiệp độc canh cây lúa

B. hướng biển

C. nông nghiệp lúa nước

D. thương nghiệp

Phương pháp giải:

Đọc mục 1 SGK Lịch sử 10 trang 108.

Lời giải chi tiết:

Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã.

=> Chọn C

Bài tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai trong các câu dưới đây.

A. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là một cơ sở để văn minh Đại Việt phát triển.

B. Văn minh sông Hồng, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam là cội nguồn của văn minh Đại Việt.

C. Đặc trưng của văn minh Đại Việt thời nhà Nguyễn là tính thống nhất.

D. Văn minh Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tựu rực rỡ trên cơ sở “tam giáo đồng nguyên”.

E. Thiết chế chính trị được các triều đại phong kiến Đại Việt xây dựng trên cơ sở tiếp thu mô hình chính trị của Trung Quốc và Ấn Độ.

G. Văn minh Đại Việt phát triển dựa trên nền nông nghiệp lúa nước và văn hoá xóm làng.

H. Một trong những điểm nổi bật của văn minh Đại Việt là có nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật có ảnh hưởng thế giới.

I. Văn minh Đại Việt là kết tinh của trí tuệ con người Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn minh bên ngoài.

K. Hạn chế của văn hoá Việt Nam truyền thống là ít tạo động lực phát triển, sáng tạo của mỗi cá nhân.

L. Trong kỉ nguyên Đại Việt, kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều được coi trọng, đề cao.

Phương pháp giải:

Đọc lại bài 12 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Đúng: A, B, C, G, I, K.

Sai: D, E, H, L

Bài tập 3

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 3. Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử.

3.1. Các bộ luật trong lịch sử thời kì cổ – trung đại

 

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-a SGK Lịch sử 10 trang 110.

Lời giải chi tiết:

1-c, 2-a, 3-d, 4-b

3.2. Các làng nghề gốm nổi tiếng

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-b SGK Lịch sử 10 trang 113.

Lời giải chi tiết:

1-e, 2-a, 3-d, 4-b, 5-c.

3.3. Một số công trình lịch sử, địa lí nổi tiếng

Phương pháp giải:

Đọc mục 3-h SGK Lịch sử 10 trang 120.

Lời giải chi tiết:

1-b; 2-a; 3, 6, 7 – d; 4, 5, 8 – c

 

Bài tập 4

Trả lời câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Đến tháng 12 – 2021 đã có 10 đợt công nhận Bảo vật quốc gia. Trong đợt 1 (10 – 2012), Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận 30 hiện vật sau đây là Bảo vật quốc gia: Trống đồng Ngọc Lũ; Trống đồng Hoàng Hạ; Thạp đồng Đào Thịnh; Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn; Cây đèn đồng hình người quỳ; Trống đồng Cảnh Thịnh; Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh Ấn”; Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga; cuốn Đường Kách mệnh; Tác phẩm Ngục trung nhật kí, Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản thảo Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tượng Phật Đồng Dương; Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế); Tượng thần Vi-snu; Tượng Phật Lợi Mỹ; Tượng thần Su-ri-a; Tượng Bồ tát Ta-ra; Đài thờ Mỹ Sơn E1; Đài thờ Trà Kiệu; Tượng Phật A Di Đà; Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay; Bộ Cửu vị thần công; Bộ Cửu đỉnh; Pháo cao xạ 37 mm; Máy bay Mic 21 F96, số hiệu 5121; Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh; Xe tăng T59, số hiệu 843; Xe tăng T59, số hiệu 390.

(Nguồn: Cục Di sản văn hoá)

Dựa vào các kiến thức đã học trong Chủ đề 6 và các tư liệu khác, em hãy:

4.1. Lựa chọn các Bảo vật quốc gia trên đây liên quan đến ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858).

Phương pháp giải:

Hs dựa trên kiến thức đã được học, kết hợp tìm hiểu thông tin để xác định

Lời giải chi tiết:

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc: Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào Thịnh, Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, Cây đèn đồng hình người quỳ

Văn minh Đại Việt: Trống đồng Cảnh Thịnh, Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”, Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, Tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, Bộ Cửu vị thần công, Bộ Cửu đỉnh

Văn minh Chăn-pa: Tượng Phật Đồng Dương, Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế), Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ tát Ta-ra, Đài thờ Trà Kiệu

Văn minh Phù Nam: Tượng thần Vi-snu, Tượng Phật Lợi Mỹ, Tượng thần Su-ri-a

4.2. Lập bảng thông tin về các Bảo vật quốc gia ở mục 4.1 theo gợi ý dưới đây.

 

Phương pháp giải

Hs dựa trên kiến thức đã được học, kết quả ở phần 4.1 và kết hợp tìm hiểu thông tin để xác định

Lời giải chi tiết

STT

Tên bảo vật

Hình ảnh

Nơi lưu giữ

Niên đại

(thuộc nền văn minh)

1

Trống đồng Ngọc Lũ

Hs tham khảo phần hình ảnh trên internet

Bảo tàng lịch sử quốc gia

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

2

Trống đồng Hoàng Hạ

3

Thạp đồng Đào Thịnh

4

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn

5

Cây đèn đồng hình người quỳ

6

Trống đồng Cảnh Thịnh

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Văn minh Đại Việt

7

Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”

8

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga

9

Tượng Phật A Di Đà

Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

10

Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay

Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

11

Bộ Cửu vị thần công

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

12

Bộ Cửu đỉnh

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

13

Tượng Phật Đồng Dương

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Văn minh Chăm-pa

14

Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế)

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

15

Đài thờ Mỹ Sơn E1

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

16

Tượng Bồ tát Ta-ra

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

17

Đài thờ Trà Kiệu

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

18

Tượng thần Vi-snu,

Hs tham khảo phần hình ảnh trên internet

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Văn minh Phù Nam

19

Tượng Phật Lợi Mỹ

 

20

Tượng thần Su-ri-a

 

 

Bài tập 5

Trả lời câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 5. “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước…

(Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409)

Bằng những dữ kiện có chọn lọc, em hãy chứng minh nhận định trên.

Phương pháp giải:

Hs đọc mục 4-b trang 121 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Văn minh Đại Việt khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt Nam đã nỗ lực không ngừng, xây dựng một nền văn minh mang đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh từ bên ngoài.

– Những thành tựu đạt được không chỉ minh chứng sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trong các thời kì lịch sử mà còn góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Bài tập 6

Trả lời câu hỏi Bài tập 6 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 6. Hãy cho biết hình ảnh dưới đây là công trình gì? Công trình này cho em biết gì về những thành tựu văn minh Đại Việt.

Phương pháp giải:

Hs dựa trên kiến thức đã được học, kết hợp tìm hiểu thông tin để xác định

Lời giải chi tiết:

Công trình trong ảnh là Văn Miếu – Quốc Tử Giám

– Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, nơi lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Tại đây, nơi hội tụ và lan tỏa của bề dày lịch sử và chiều sâu văn hiến vượt qua thời gian với những giá trị nổi bật của chân – thiện – mỹ, của trí tuệ và tri thức của cả dân tộc văn hiến và anh hùng.

– Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê – Mạc, bia tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam được thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta. Chế độ quân chủ tập quyền Việt Nam thời Lê rất trọng dụng nhân tài, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, là nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước.

– Ngày nay, đối với chúng ta, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn là nơi bảo tồn, lưu giữ các hiện vật văn hóa quý báu của cha ông, bảo lưu các hoành phi, câu đối với nội dung phần lớn để tôn vinh đạo học, khuyến học, khuyến tài và ca ngợi Khổng Tử.


TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE