1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

1. Thể loại thần thoại

– Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số

– Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.

– Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên:

     – Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại

     – Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.

+ Thần thoại sáng tạo:

     – Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa

     – Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

2. Bố cục

Gồm có 3 văn bản nhỏ:

– Văn bản 1: Thần Trụ Trời

– Văn bản 2: Thần Sét

– Văn bản 3: Thần Gió

3. Giá trị nội dung

– Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị

– Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người

4. Giá trị nghệ thuật

– Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

– Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

– Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu

– Ngôn từ thuần Việt

Sơ đồ tư duy Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tác giả tác phẩm chung

Tác giả tác phẩm – Kết nối tri thức

Tác giả tác phẩm – Cánh Diều

Tác giả tác phẩm – Chân trời sáng tạo