4. Tây Tiến – CTST

Tây Tiến bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

Tác giả Quang Dũng

1. Tiểu sử

– Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

– Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

– Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.

– Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. 

– Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,… ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

– Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghiệp sáng tác

– Các bài thơ nổi tiếng:

+ Tây Tiến

+ Đôi mắt người Sơn Tây

+ Đôi bờ

…..

– Các thể loại khác:

+ Mùa hoa gạo (1950), tập truyện ngắn

+ Bài thơ sông Hồng (1956), truyện thơ

+ Rừng biển quê hương (1958), tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn

…..

– Phong cách nghệ thuật: Giọng thơ linh hoạt, có nét dữ dội nhưng cũng rất nên thơ; tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa,…

 

Tác phẩm

Tây Tiến

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: thơ tự do

2. Xuất xứ – Hoàn cảnh sáng tác

– Hoàn cảnh sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ này khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.

– Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

– Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến 

→ Tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho người đọc cảm giác sống thực với đất và người Tây Tiến. Ngoài ra, hai chữ Tây Tiến còn gợi cảm giác hiên ngang, chủ động.

3. Bố cục của bài thơ

– Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.

– Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.

– Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.

– Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.

5. Giá trị nội dung

– Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc

– Vẻ đẹp người lính Tây Tiến

– Nỗi nhớ trong lòng tác giả

6. Giá trị nghệ thuật:

– Nghệ thuật trùng điệp, phối thanh trong thơ tự do

– Sử dụng biện pháp tu từ

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến

– Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ thốt lên thành lời “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi thân thương, “nhớ chơi vơi”là nỗi nhớ thường trực, bao trùm không gian.
– Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội:
+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi;
+ Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên … dốc lên” gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.
+ Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.
+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.
+ Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự trắc trở, ghập ghềnh của địa hình.
– Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai Pha Luông …”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em …”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình.
– Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: có thể hiểu hai câu thơ đơn thuần miêu tả khoảnh khắc nghỉ ngơi của người lính sau cuộc hành quân dài, cũng có thể hiểu đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn.
– Nhận xét: Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ nhưng đầy rẫy những hiểm nguy, đó chính là những thử thách đối với những người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân.

2. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

– Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân:
+ Không khí đêm liên hoan tưng bừng với mà sắc rực rỡ, lộng lẫy: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; con người duyên dáng: “xiêm áo”, “nàng e ấp”.
+ Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
– Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:
+ Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”
+ Con người lao động bình dị, mộc mạc: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật duyên dáng, đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
– Nhận xét: nhờ bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây Bắc.

3. Hình tượng người lính Tây Tiến

– Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, ” xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.
– Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn, trái tim yêu thương “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương nơi quê nhà làm động lực chiến đấu.
– Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hi sinh anh dũng của họ:
+ Sẵn sàng công hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.
+ Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.
– Nhận xét: Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có những nét lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

→ Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm của tác giả

– Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đoàn quân Tây Tiến: “người đi không hẹn ước”, còn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh “thăm thẳm một chia phôi”.
– Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả luôn gửi lại nơi đoàn quân Tây Tiến: và vùng rừng núi Tây Bắc “Ai lên Tây Tiến … / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”


 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tác giả tác phẩm chung

Tác giả tác phẩm – Kết nối tri thức

Tác giả tác phẩm – Cánh Diều

Tác giả tác phẩm – Chân trời sáng tạo