1. Bài 9. Đoạn mạch nối tiếp

Vì sao khi đóng hoặc mở công tắc điện thì cả hai đèn trong mạch điện ở hình bên dưới cùng sáng hoặc cùng tắt? Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia còn sáng không

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 44 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 44 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Vì sao khi đóng hoặc mở công tắc điện thì cả hai đèn trong mạch điện ở hình bên dưới cùng sáng hoặc cùng tắt? Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia còn sáng không?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện: Mạch điện là một tập hợp các phần tử điện được kết nối với nhau bằng dây dẫn điện để tạo thành mạch kín cho phép dòng điện chạy qua.

Lời giải chi tiết:

Vì mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp. Khi đóng công tắc, mạch kín, dòng điện đi qua cả hai đèn nên hai đèn cùng sáng. Khi mở công tắc, mạch hở, dòng điện không đi qua cả hai đèn nên hai đèn đều không sáng.

Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia cũng không sáng.

Câu hỏi tr 44 CH

Trả lời câu hỏi trang 44 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ một đoạn mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện:

– Mạch mắc nối tiếp: là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được mắc liên tiếp.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 45 CH

Trả lời câu hỏi trang 45 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Tiến hành thí nghiệm (Hình 9.3), từ đó nêu nhận xét về cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về các đại lượng của điện:

– Cường độ dòng điện: là đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng mạnh, yếu của một dòng điện, được đo bằng ampe kế mắc nối tiếp.

– Hiệu điện thế: là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện được đo bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Lời giải chi tiết:

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi giá trị các điện trở tăng dần, cường độ dòng điện chạy trong mạch chính I và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở I1, I2 giảm dần theo và có giá trị như nhau.

Câu hỏi tr 46 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 46 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

1. Trả lời câu hỏi ở Phần mở đầu bài học.

2. 

Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, UAB = 12 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

 

Phương pháp giải:

1. Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện:

– Mạch mắc nối tiếp: là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được mắc liên tiếp.

2. 

Vận dụng kiến thức đã học về mạch điện mắc nối tiếp:

– Điện trở tương đương của đoạn mạch: R = R1 + R2

– Cường độ dòng điện trong mạch: I = I1 = I2

– Hiệu điện thế: U = U1 + U2

Lời giải chi tiết:

1. Vì mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp. Khi đóng công tắc, mạch kín, dòng điện đi qua cả hai đèn nên hai đèn cùng sáng. Khi mở công tắc, mạch hở, dòng điện không đi qua cả hai đèn nên hai đèn đều không sáng.

Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia cũng không sáng.

2. 

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

R = R1 + R2 = 10 + 15 = 25 Ω

b) Cường độ dòng điện qua hai điện trở R1 và R2 là:

\({I_{AB}} = {I_1} = {I_2} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_{td}}}} = \frac{{12}}{{25}} = 0,48{\rm{ }}A\)

Câu hỏi tr 46 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 46 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Nêu một số ví dụ về đoạn mạch điện gồm các thiết bị mắc nối tiếp trong thực tế.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Đèn trang trí cây thông,…

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE