3. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm – Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

  • A.

    Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

     

  • B.

    Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

     

  • C.

    Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

     

  • D.

    Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Câu 2 :

Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?

 

  • A.

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

     

  • B.

    Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

     

  • C.

    Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

     

  • D.

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Câu 3 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

 

  • A.

    Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 4 :

Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

 

  • A.

    Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới

     

  • B.

    Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang

     

  • C.

    Chấn hưng nền kinh tế – văn hóa quốc gia

     

  • D.

    Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Câu 5 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A.

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B.

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D.

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Câu 6 :

Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Việt Nam Quang phục hội được thành lập

     

  • C.

    Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

     

  • D.

    Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu 7 :

Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?

 

  • A.

    Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

     

  • B.

    Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

     

  • C.

    Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

     

  • D.

    Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Câu 8 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

 

  • A.

    Kẻ thù

     

  • B.

    Phương pháp đấu tranh

     

  • C.

    Lực lượng tham gia

     

  • D.

    Kết quả

Câu 9 :

Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

     

  • B.

    Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

     

  • C.

    Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

     

  • D.

    Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 10 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 11 :

Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

 

  • A.

    Phan Thanh Giản

     

  • B.

    Nguyễn Tri Phương.

     

  • C.

    Hoàng Tá Viêm.

     

  • D.

    Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 12 :

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

 

  • A.

    Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

     

  • B.

    Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

     

  • C.

    Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

     

  • D.

    Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 13 :

Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

 

  • A.

    Các đề nghị cải cách duy tân có những hạn chế

     

  • B.

    Thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bảo thủ

     

  • D.

    Các đề nghị mang tính rời rạc, lẻ tẻ

Câu 14 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A.

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B.

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C.

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D.

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 15 :

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

 

  • A.

    Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo

     

  • B.

    Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh

     

  • C.

    So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam

     

  • D.

    Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Câu 16 :

Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

 

  • A.

    một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

     

  • B.

    một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

     

  • C.

    một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

     

  • D.

    từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Câu 17 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A.

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B.

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C.

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D.

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Câu 18 :

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

 

  • A.

    một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B.

    một vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C.

    một quốc gia tự do

     

  • D.

    một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 19 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A.

    Xingapo

     

  • B.

    Malaysia

     

  • C.

    Thái Lan

     

  • D.

    Inđônêxia

Câu 20 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

  • A.

    Tập trung phát triển kinh tế

     

  • B.

    Cải tổ về chế độ chính trị

     

  • C.

    Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

     

  • D.

    Hạn chế chạy đua vũ trang

Câu 21 :

Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

  • A.

    Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

  • B.

    Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

  • C.

    Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

  • D.

    Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại 

Câu 22 :

Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Quan lại, sĩ phu yêu nước

     

  • B.

    Nông dân

     

  • C.

    Bình dân thành thị

     

  • D.

    Tư sản

Câu 23 :

Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

 

  • A.

    Toàn quyền người Pháp

     

  • B.

    Khâm sứ người Pháp

     

  • C.

    Thống sứ người Pháp

     

  • D.

    Thống đốc người Pháp

Câu 24 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 25 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

 

  • A.

    Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam

     

  • B.

    Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp

     

  • C.

    Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau

     

  • D.

    Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Câu 26 :

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

  • A.

    Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

  • B.

    Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

  • C.

    Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

  • D.

    Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Câu 27 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Câu 28 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?

  • A.

    Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

  • B.

    Tập thể hóa nông nghiệp.

  • C.

    Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

  • D.

    Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô.

Câu 29 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 30 :

Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

  • A.

    Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực

  • B.

    Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN

  • C.

    ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh

  • D.

    ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế

Câu 31 :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

     

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

     

  • B.

    Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

     

  • C.

    Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

     

  • D.

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Câu 32 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A.

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C.

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D.

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Câu 33 :

Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

 

  • A.

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C.

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D.

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Câu 34 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B.

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C.

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 35 :

Sự chuyển biến về kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Câu 36 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A.

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B.

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C.

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D.

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 37 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 38 :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

 

  • A.

    2014

     

  • B.

    2015

     

  • C.

    2016

     

  • D.

    2017

Câu 39 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B.

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C.

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D.

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 40 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A.

    Gagarin

     

  • B.

    Neil Amstrong

     

  • C.

    Buzz Aldrin

     

  • D.

    Eugene Cernan

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

  • A.

    Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

     

  • B.

    Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

     

  • C.

    Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

     

  • D.

    Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…

=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950)

Câu 2 :

Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?

 

  • A.

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

     

  • B.

    Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

     

  • C.

    Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

     

  • D.

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã.

Câu 3 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

 

  • A.

    Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 4 :

Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

 

  • A.

    Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới

     

  • B.

    Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang

     

  • C.

    Chấn hưng nền kinh tế – văn hóa quốc gia

     

  • D.

    Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Câu 5 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A.

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B.

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D.

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 6 :

Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Việt Nam Quang phục hội được thành lập

     

  • C.

    Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

     

  • D.

    Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin

Câu 7 :

Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?

 

  • A.

    Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

     

  • B.

    Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

     

  • C.

    Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

     

  • D.

    Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến hành tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bao gồm:

– Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

– Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

– Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

– Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Đáp án B: Thời điểm này Pháp vẫn chưa hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

Câu 8 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

 

  • A.

    Kẻ thù

     

  • B.

    Phương pháp đấu tranh

     

  • C.

    Lực lượng tham gia

     

  • D.

    Kết quả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, châu Á và châu Phi đầu thế kỉ XIX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Khác với châu Á và châu Phi, ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha => Khác nhau về kết quả.

Câu 9 :

Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

     

  • B.

    Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

     

  • C.

    Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

     

  • D.

    Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến chiến sự ở Gia Định năm 1960 để trả lời

Lời giải chi tiết :

Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.

Câu 10 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 11 :

Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

 

  • A.

    Phan Thanh Giản

     

  • B.

    Nguyễn Tri Phương.

     

  • C.

    Hoàng Tá Viêm.

     

  • D.

    Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc chiến đấu chống của quân triều đình trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Câu 12 :

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

 

  • A.

    Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

     

  • B.

    Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

     

  • C.

    Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

     

  • D.

    Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.

Câu 13 :

Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

 

  • A.

    Các đề nghị cải cách duy tân có những hạn chế

     

  • B.

    Thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bảo thủ

     

  • D.

    Các đề nghị mang tính rời rạc, lẻ tẻ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh và nội dung của các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính khiến những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện là do triều đình Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện.

Câu 14 :

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A.

    Chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B.

    Chủ nghĩa thực dân cũ.

     

  • C.

    Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

     

  • D.

    Giai cấp địa chủ phong kiến.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh, nhằm thực hiện âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sâu của mình.

=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh là Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 15 :

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại xuất phát từ nguyên nhân khách quan nào?

 

  • A.

    Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo

     

  • B.

    Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh

     

  • C.

    So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam

     

  • D.

    Thiếu sự đoàn kết quốc tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.

Câu 16 :

Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

 

  • A.

    một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

     

  • B.

    một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

     

  • C.

    một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

     

  • D.

    từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản Việt Nam xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam

Câu 17 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A.

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B.

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C.

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D.

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh nhân dân sau hiệp ước 1874 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 18 :

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

 

  • A.

    một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B.

    một vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C.

    một quốc gia tự do

     

  • D.

    một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền

Câu 19 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A.

    Xingapo

     

  • B.

    Malaysia

     

  • C.

    Thái Lan

     

  • D.

    Inđônêxia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.

Câu 20 :

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?

  • A.

    Tập trung phát triển kinh tế

     

  • B.

    Cải tổ về chế độ chính trị

     

  • C.

    Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội

     

  • D.

    Hạn chế chạy đua vũ trang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị- xã hội, trong đó có Liên Xô.

Câu 21 :

Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

  • A.

    Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

  • B.

    Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

  • C.

    Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

  • D.

    Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm kinh tế- chính trị- văn hóa ở Nam Kì để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương là do:

– Đất Nam Kì từ năm 1862 đã bị người Pháp chiếm đóng, bình định.

– Người dân Nam Kì ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân ái quốc

– Dân Nam Kì chủ yếu là dân di cư, điều kiện sinh sống tương đối thuận lợi nên tính cố kết cộng đồng làng xã thấp hơn so với Bắc và Trung Kì

Câu 22 :

Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Quan lại, sĩ phu yêu nước

     

  • B.

    Nông dân

     

  • C.

    Bình dân thành thị

     

  • D.

    Tư sản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách

Câu 23 :

Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

 

  • A.

    Toàn quyền người Pháp

     

  • B.

    Khâm sứ người Pháp

     

  • C.

    Thống sứ người Pháp

     

  • D.

    Thống đốc người Pháp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

Câu 24 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Câu 25 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

 

  • A.

    Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam

     

  • B.

    Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp

     

  • C.

    Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau

     

  • D.

    Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.

Câu 26 :

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?

  • A.

    Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua

  • B.

    Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

  • C.

    Thiết lập một triều đại mới tiến bộ

  • D.

    Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp nên vẫn bí mật tổ chức, xây dựng lực lượng, loại bỏ những người có tư tưởng thân Pháp

Câu 27 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 28 :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?

  • A.

    Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

  • B.

    Tập thể hóa nông nghiệp.

  • C.

    Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

  • D.

    Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là việc học tập, vận dụng một cách rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong khi xuất phát điểm và hoàn cảnh đất nước có nhiều khác biệt.

Câu 29 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 30 :

Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

  • A.

    Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực

  • B.

    Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN

  • C.

    ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh

  • D.

    ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á:

– Lần đầu tiên sau nhiều thập kỉ, nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (1991).

– Từ 5 thành viên ban đầu đến năm 1999 10 nước Đông Nam Á đã vượt qua sự khác biệt về chính trị, cùng đứng trong tổ chức ASEAN.

– Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

Câu 31 :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

     

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

     

  • B.

    Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

     

  • C.

    Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

     

  • D.

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh, Châu Á và châu Phi để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ của phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi với đầu thế kỉ XX là:

– Khu vực Mĩ Latinh: đấu tranh chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ. Qua đó bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.

Châu Á, châu Phi: đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc

Câu 32 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A.

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C.

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D.

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến từ 1858- 1873 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:

– Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

– Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù

– Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp

Câu 33 :

Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

 

  • A.

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C.

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D.

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì.

=> Thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Câu 34 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B.

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C.

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành

=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân

Câu 35 :

Sự chuyển biến về kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của sự chuyển biến kinh tế – xã hội đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Câu 36 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A.

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B.

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C.

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D.

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX để so sánh

Lời giải chi tiết :

– Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

– Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản – một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Câu 37 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Câu 38 :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

 

  • A.

    2014

     

  • B.

    2015

     

  • C.

    2016

     

  • D.

    2017

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31-12-2015 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh – quốc phòng với mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. 

Câu 39 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A.

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B.

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C.

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D.

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần Vương để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:

– Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát

– Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn

– Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu

– Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo

=> Yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh của giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

Câu 40 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A.

    Gagarin

     

  • B.

    Neil Amstrong

     

  • C.

    Buzz Aldrin

     

  • D.

    Eugene Cernan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu nói đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất là “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Đây cũng chính là thông điệp hòa bình bất diệt mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE