1. Đề kiểm tra giữa học kì 1 – Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

 

  • A.

    Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

     

  • C.

    Hòa bình, trung lập

     

  • D.

    Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Câu 2 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

     

  • B.

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

     

  • C.

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

     

  • D.

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 3 :

Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.

     

  • B.

    Thắng lợi của cách mạng Brazin.

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba.

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Chilê.

Câu 4 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A.

    1 năm 3 tháng

  • B.

    9 tháng

  • C.

    12 tháng

  • D.

    10 tháng

Câu 5 :

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

  • A.

    Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

  • B.

    Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

  • C.

    Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

  • D.

    Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Câu 6 :

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

 

  • A.

    Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

     

  • B.

    Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

     

  • C.

    Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

     

  • D.

    Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Câu 7 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A.

    Xingapo

     

  • B.

    Malaysia

     

  • C.

    Thái Lan

     

  • D.

    Inđônêxia

Câu 8 :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào?

  • A.

    Phát xít Nhật.

     

  • B.

    Phát xít Italia.

     

  • C.

    Thực dân Tây Ban Nha.

     

  • D.

    Thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 9 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B.

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D.

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 10 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

  • A.

    Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

     

  • B.

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

     

  • C.

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

     

  • D.

    Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Câu 11 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 12 :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?

 

  • A.

    Indonexia, Việt Nam, Lào.

     

  • B.

    Việt Nam, Myanma, Lào.

     

  • C.

    Indonexia, Lào, Thái Lan.

     

  • D.

    Philippin, Thái Lan, Singapo.

Câu 13 :

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

 

  • A.

    Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản

     

  • B.

    Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh

     

  • C.

    Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh

     

  • D.

    Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản

Câu 14 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A.

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B.

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C.

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D.

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Câu 15 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B.

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C.

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D.

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 16 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B.

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C.

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D.

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 17 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 18 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì?

 

  • A.

    Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

     

  • B.

    Nhu cầu hợp tác cùng phát triển

     

  • C.

    Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực

     

  • D.

    Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực

Câu 19 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A.

    Gagarin

     

  • B.

    Neil Amstrong

     

  • C.

    Buzz Aldrin

     

  • D.

    Eugene Cernan

Câu 20 :

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

 

  • A.

    Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

     

  • B.

    Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

     

  • C.

    Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

     

  • D.

    Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

 

  • A.

    Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

     

  • B.

    Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

     

  • C.

    Hòa bình, trung lập

     

  • D.

    Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong thời kì chiến tranh lạnh, Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. Điều này thể hiện sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 2 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

     

  • B.

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

     

  • C.

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

     

  • D.

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Câu 3 :

Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.

     

  • B.

    Thắng lợi của cách mạng Brazin.

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba.

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Chilê.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự kiện được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cớ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng Cuba. Vì Cuba là nước đầu tiên lật đổ được nền thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ, xây dựng chế độ cộng hòa ở khu vực. Cách mạng Cuba là nguồn cổ vũ to lớn cho các nước còn lại trong khu vực đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 4 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A.

    1 năm 3 tháng

  • B.

    9 tháng

  • C.

    12 tháng

  • D.

    10 tháng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng

Câu 5 :

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

  • A.

    Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

  • B.

    Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

  • C.

    Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

  • D.

    Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…Đây là điểm nổi bật nhất của tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn này.

Câu 6 :

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

 

  • A.

    Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

     

  • B.

    Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

     

  • C.

    Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia

     

  • D.

    Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:

– Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.

– Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

– Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 7 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A.

    Xingapo

     

  • B.

    Malaysia

     

  • C.

    Thái Lan

     

  • D.

    Inđônêxia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.

Câu 8 :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào?

  • A.

    Phát xít Nhật.

     

  • B.

    Phát xít Italia.

     

  • C.

    Thực dân Tây Ban Nha.

     

  • D.

    Thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi nê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 9 :

Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?

  • A.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

     

  • B.

    Củng cố quốc phòng an ninh

     

  • C.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

     

  • D.

    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Câu 10 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

  • A.

    Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

     

  • B.

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

     

  • C.

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

     

  • D.

    Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc sau năm 1945 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi.

=> Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn.

=> Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ.

Câu 11 :

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

 

  • A.

    Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • B.

    Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • C.

     

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

     

  • D.

    Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Câu 12 :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?

 

  • A.

    Indonexia, Việt Nam, Lào.

     

  • B.

    Việt Nam, Myanma, Lào.

     

  • C.

    Indonexia, Lào, Thái Lan.

     

  • D.

    Philippin, Thái Lan, Singapo.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra sớm nhất ở 3 nước Indonexia, Việt Nam, Lào. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, 3 nước lần lượt tuyên bố độc lập. Indonexia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945).

Câu 13 :

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

 

  • A.

    Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản

     

  • B.

    Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh

     

  • C.

    Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh

     

  • D.

    Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

Câu 14 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?

  • A.

    hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

     

  • B.

    hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C.

    hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • D.

    hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

Câu 15 :

Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

     

  • B.

    Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

     

  • C.

    Sự giúp đỡ của các nước tư bản

     

  • D.

    Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.

Câu 16 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B.

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C.

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D.

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích bối cảnh thế giới và nội tại của những quốc gia tiêu biểu tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau năm 1945.

Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

Câu 17 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 18 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì?

 

  • A.

    Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

     

  • B.

    Nhu cầu hợp tác cùng phát triển

     

  • C.

    Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực

     

  • D.

    Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đáp án B: sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng kinh tế trong bối cảnh đầy khó khăn, các nước Đông Nam Á muốn hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển. Đây là yếu tố quyết định dẫn tới sự ra đời của ASEAN.

– Các yếu tố ở đáp án A, C, D là nhân tố khách quan tác động, không đóng vai trò chủ chốt.

Câu 19 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A.

    Gagarin

     

  • B.

    Neil Amstrong

     

  • C.

    Buzz Aldrin

     

  • D.

    Eugene Cernan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu nói đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất là “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Đây cũng chính là thông điệp hòa bình bất diệt mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh.

Câu 20 :

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

 

  • A.

    Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

     

  • B.

    Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

     

  • C.

    Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

     

  • D.

    Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời

Lời giải chi tiết :

Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE