Giải Bài tập 7 trang 28, 29 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 7 SBT trang 28, 29 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300 000 loài thực vật và hơn 1 000 000 loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.

(Ngọc Phú, Các loài chung sống với nhau như thế nào?, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 83)

Câu 1

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của đoạn trích nói về sự phong phú của các loài sinh vật tổn tại trên Trái Đất.

Câu 2

Tác giả đoạn trích muốn nói gì qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tỉnh này” tác giả muốn nói đến hiểu biết còn hạn chế của con người về những loài sinh vật sống trên Trái Đất. Còn rất nhiều loài chưa được con người nhận biết, nghiên cứu và đặt tên.

Câu 3

Nếu bỏ đi các số liệu cụ thể, tính thuyết phục của thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích đã đưa ra các số liệu cụ thể về tổng số loài sinh vật trên thực tế và số loài đã được con người nhận biết. Nếu thiếu đi các số liệu ấy, thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ giảm bớt tính thuyết phục, khó giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc về sự phong phú của các loài cũng như những nỗ lực và cả những điều con người chưa làm được trong việc lập hồ sơ về đời sống muôn loài trên Trái Đất.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Câu 4

Cụm từ cư dân của hành tinh không chỉ nói riêng về con người. Cách dùng cụm từ này trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ bản thân

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, cụm từ cư dân của hành tinh không chỉ nói riêng về con người. Nó thể hiện cái nhìn thấu đáo, vừa khoa học, vừa nhân văn về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các loài. Như vậy, loài nào cũng có quyền sống – điều không thể bị tước đoạt vì bất cứ lí do gì. Muôn vật đều được hành tinh nuôi dưỡng, che chở và ngược lại, tất cả đã làm cho Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta có được một sức sống và vẻ đẹp hiếm nơi nào có được.

Câu 5

Giữa số lượng loài sinh vật tồn tại trên thực tế với số lượng loài đã được con người nhận biết có một khoảng cách rất xa. Việc nhận thức sâu sắc về vần đề này có ý nghĩa gì đối với con người nói chung, đối với em nói riêng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Việc nhận thức sâu sắc về khoảng cách lớn giữa số lượng loài sinh vật tổn tại trên thực tế với số lượng loài đã được con người nhận biết thực sự rất có ý nghĩa. Rõ ràng, điều đã biết còn quá ít ỏi so với điều cần phải biết. Thực tế này thúc đây con người phải không ngừng khám phá thế giới, khám phá chính cái nôi đã nuôi dưỡng mình, mong tìm được cách ứng xử thích hợp với những gì đã tổn tại và diễn ra trên Trái Đất. Đối với từng cá nhân cụ thể, việc nhận thức đúng thực tế đó cũng kích thích những nhu cầu tìm hiểu về những người bạn thiên nhiên đáng quy của mình.

Câu 6

Nêu nhận xét của em về mối liên hệ giữa từ ước tính và từ khoảng trong câu thứ nhất của đoạn trích.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Từ ước tính có nghĩa là tính toán sơ bộ, áng chừng trên đại thể. Đi cùng với nó không thể là một con số hoàn toàn chính xác hay một khẳng định mang ý nghĩa tuyệt đối. Vì vậy, từ khoảng được tác giả dùng trong câu thứ nhất của đoạn trích rất phù hợp, cho biết con số nêu phía sau không thể tuyệt đối chính xác, mà có độ chênh lệch nhất định với con số thật (nếu có thể thống kê đầy đủ).

Câu 7

Câu “Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài” có sự khác biệt nhất định với các câu khác trong đoạn trích về nội dung và chức năng. Theo em, sự khác biệt đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Câu “Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.” đánh dấu sự chuyển ý trong đoạn trích, báo hiệu nội dung mới của đoạn tiếp theo. Nó tồn tại như một câu bản lề, nối nội dung đã trình bày ở trên về sự phong phú của các loài sinh vật trên Trái Đất với nội dung nhận định về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài. Nói chung, sự xuất hiện của những câu văn kiểu này góp phần duy trì mối liên kết trong từng đoạn văn của văn bản và trong cả văn bản.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE