5. Nhiệm vụ 4: Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Gợi ý:

– Nêu thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

– Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

Phương pháp giải:

+ Thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội xảy ra như thế nào ?

+ Thái độ của em như nào trước thực trạng đó ?

+ Ý nghĩa của việc thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội như thế nào ?

Lời giải chi tiết:

– Thực trạng:

+ Kì thị giới tính: trọng nam khinh nữ, miệt thị, chế nhạo, phân biệt đối xử với người đồng tính,…

+ Kì thị dân tộc: có thái độ đùa cợt, xa lánh, cô lập với những người vùng cao, người dân tộc thiểu số,…

+ Kì thị địa vị xã hội: sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu – kẻ nghèo, cười nhạo, chế giễu, khinh thường những người làm lao động chân tay, những người neo đơn phải đi hành khất, bán vé số,…

– Ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội:

+ Giúp những người bị kì thị hoà nhập với xã hội, phát triển và chứng minh khả năng của bản thân.

+ Đem lại sự công bằng, vị tha, thấu hiểu giữa con người với con người.

+ Xoá tan khoảng cách giàu – nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội.

Câu 2

 Thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Phương pháp giải:

Thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Lời giải chi tiết:

Phân biệt chủng tộc đã và đang trở thành một thách thức lớn của nhân loại. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Trước hết , nạn phân biệt chủng tộc xuất phát từ sự thiếu tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người. Từ sự coi thường, khinh bỉ mà một bộ phận người da trắng dành cho cộng đồng gốc Phi đến nỗi dè chừng mà phương Tây dành cho những người Hồi giáo, ở đâu ta cũng có thể bắt gặp lí do này. Chúng ta đều không thể phủ nhận những hậu quả khủng khiếp mà hiện tượng này đem tới. Ngay trong lòng nước Mĩ – quốc gia nổi tiếng với nền dân chủ hàng đầu thế giới – mầm bệnh phân biệt chủng tộc vẫn chưa được đẩy lùi, đe dọa an ninh, hòa bình của họ. Cách đây không lâu, vào nửa cuối tháng 8/2017, sau sự kiện ở Virginia, hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trên khắp nước Mĩ trong nhiều ngày để chống lại vấn nạn này. Thậm chí, nó còn gây tác động tới cả hệ thống hành pháp, buộc Tổng thống Donald Trump phải giải thể Hội đồng Kinh tế do chính mình lập nên… Chỉ qua một ví dụ, ta có thể thấy, phân biệt chủng tộc có thể chia rẽ sự đoàn kết của cả một dân tộc, thậm chí trở thành lí do bùng phát bạo loạn, nội chiến. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, dùng lòng vị tha và sự tôn trọng giải quyết mọi bất đồng. Bất giác, tôi chợt nhớ đến câu nói trích từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng”. Thật vậy, dù mang trong mình màu da nào, không ai trong chúng ta đáng bị coi thường và phân biệt đối xử.

Câu 3

Sử dụng bài thuyết trình để tuyên truyền, vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Lời giải chi tiết:

HS tự thực hiện.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE