5. Bài 8. Phong trào Tây Sơn

Dựa vào tư liệu 8.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ. Nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Lê của nghĩa quân Tây Sơn. Dựa vào thông tin trong bài, quan sát hình 8.2 và lược đồ 8.3, em hãy mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785. Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 40 SGK

a, Dựa vào tư liệu 8.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ.

b, Theo em, tại sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 40 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn:

– Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu: bộ máy quan lại cồng kềnh và tham nhũng.

– Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất của nông dân.

– Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.

=> Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong lên đến đỉnh điểm.

b, Khởi nghĩa Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ vì  

– Tại thời điểm đó, mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong đã lên đến đỉnh điểm

– Chính quyền phong kiến suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực khiến họ phải vùng lên đấu tranh.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 41 SGK

Nêu những nét chính về quá trình lật đổ chúa Trịnh, chúa Nguyễn và vua Lê của nghĩa quân Tây Sơn.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 41 SGK 

Lời giải chi tiết:

– Giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

– Chúa Trịnh Sâm cho quân vượt ranh giới sông Gianh, tấn công Phú Xuân (Thừa Thiên Huế), chúa Nguyễn vượt biển chạy vào Gia Định.

– Từ 1776 – 1783: nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

– Tháng 6 /1786: Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã.

– Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn ba lần tiến ra Thăng Long, đánh tan tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh và các thế lực cát cứ mới. 

=> Sông Gianh và hệ thống Lũy Thầy đến đây đã không còn là ranh giới chia đôi đất nước. 

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 41 SGK

Dựa vào thông tin trong bài, quan sát hình 8.2 và lược đồ 8.3, em hãy mô tả lại chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785. 


Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2b trang 41 SGK 

Lời giải chi tiết:

– Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu.

– Cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân thuỷ bộ kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

– Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bí mật bố trí trận địa trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang) làm nơi quyết chiến với quân Xiêm.

– Rạng sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt cho thuỷ binh, bộ binh phối hợp từ các hướng tấn công vào đội hình quân Xiêm. Trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt. Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định. 

? mục 2 c

Trả lời câu hỏi 2c trang 41 SGK

a, Dựa vào thông tin trong bài, quan sát lược đồ 8.4, em hãy mô tả lại trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789.

b, Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2b trang 42 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, Trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 

– Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

– Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến:

– Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

– Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

– Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

– Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

b, Ý nghĩa việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế:

– Trước thế giặc mạnh, cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, cần sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. V

=> Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa Hoàng đế để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.

– Việc lên ngôi vua khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược. 

? mục 3 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 43 SGK

a, Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

b, Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII? 


Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 trang 43 SGK 

Lời giải chi tiết:

a, * Nguyên nhân thắng lợi:

– Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

– Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

* Ý nghĩa lịch sử:

– Lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê

– Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

– Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

b, Đóng góp của Quang Trung trong lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII: 

– Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.

– Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

– Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.

– Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.

– Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.

– Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phòng đúng đắn.

– Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục,….

=> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước 

Luyện tập 1

1. Trình bày khái quát tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây.

2. Hoàn thành bảng tóm tắt về hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nguyễn Huệ – Quang Trung lãnh đạo theo mẫu dưới đây. 

Lời giải chi tiết:

1.

Triều đình: suy yếu

Nông dân: bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế. Đời sống khổ cực

Quan lại: tham nhũng, mua quan bán tước, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ

Các tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

2.

Cuộc kháng chiến

Thời gian

Trận đánh quyết định

Chống quân xâm lược Xiêm

– Tháng 7/1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

– Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

– Rạng sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

=> Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

Chống quân xâm lược Thanh

– Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

– Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

– Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

– Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

– Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

=> Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh. 

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 43 SGK

Hãy mô tả ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về một di tích lịch sử hay công trình tưởng niệm có liên quan đến phong trào Tây Sơn mà em biết. 

Lời giải chi tiết:

Gò Đống Đa là một gò đất tự nhiên được hình thành cách đây khoảng 4000 năm. Năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Công viên văn hóa Đống Đa trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Tổng diện tích công viên lên tới 21.745m2, bao gồm 2 khu vực: tượng đài vua Quang Trung, nhà trưng bày và khu vực Gò Đống Đa cũ. 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Phần Lịch sử