3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Qua đoạn trích, có thể thấy ông Giuốc-đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch, lại có thói háo danh và vô cùng lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang

Qua đoạn trích, có thể thấy ông Giuốc-đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch, lại có thói háo danh và vô cùng lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may. Ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Sự đắc ý của Giuốc-đanh lên tới tột độ khi tin rằng mình đã có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc. Điều ấy làm cho lão ta sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh trước đó. Đến bộ tóc giả và lông đính mũ thì lão cũng chỉ hỏi qua loa lấy lệ. Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Ông được xưng tôn là “ông lớn”, lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là bác phó may được thưởng vì tiếng “ông lớn” sang trọng ấy. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào. Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Bài 1. Những gương mặt thân yêu

Bài 2. Những bí ẩn của thế giới tự nhiên

Bài 3. Sự sống thiêng liêng

Bài 4. Sắc thái của tiếng cười

Bài 5. Những tình huống khôi hài