Đọc hiểu – Đề số 5 – THPT

Giải bài tập Đọc hiểu – Đề số 5, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

VB1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”

Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.

Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Ví dụ:

– Đọc sách giúp nâng cao kiến thức.

– Cải thiện sự tập trung và nâng cao kĩ năng tư duy, phân tích.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

VB2

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi


Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 

Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 

Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự.

Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”).

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; tình yêu, lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ mẹ sẽ mất đi mà mình vẫn chưa nên người.

Câu 8. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối: Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE