5. Đề kiểm tra học kì 2 – Đề số 5

Số chẵn bé nhất có ba chữ số khác nhau là … Xe đi từ A lúc 10 giờ sáng và đến B lúc 5 giờ chiều cùng ngày ….

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

(Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng)

Câu 1. Số chẵn bé nhất có ba chữ số khác nhau là:

A. 100                       

B. 101                       

C. 102                       

D. 124

Câu 2. Minh cao 144 cm, Bình cao 162 cm. Hỏi Bình cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?

A. 28 cm                   

B. 20 cm                   

C. 22 cm                   

D. 18 cm

Câu 3. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 30                         

B. 50                          

C. 20                          

D. 10

Câu 4. Xe đi từ A lúc 10 giờ sáng và đến B lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Thời gian xe đi từ A đến B là:

A. 5 giờ                     

B. 6 giờ                     

C. 7 giờ                     

D. 8 giờ

Câu 5. Tính độ dài đường gấp khúc có các đoạn thẳng dài 12 cm, 14 cm, 17 cm, 23 cm.

A. 43 cm                   

B. 66 dm                   

C. 56 cm                   

D. 66 cm

Câu 6. Trong giỏ có 3 quả táo và 2 quả lê. Ba bạn Bình, Minh, Hoa mỗi người lấy ra 1 quả từ giỏ. Khả năng nào xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

A. Trong giỏ không thể còn lại 3 quả

B. Trong giỏ chắc chắn còn lại 2 quả

C. Trong giỏ có thể còn lại hai quả lê

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Đặt tính rồi tính:

a) 556 – 130             

b) 85 + 608               

c) 295 – 69               

d) 272 + 319

Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 350 cm = …… m …… dm

b) 209 cm = …… dm ….. cm

c) 1 km = …… m

Câu 3. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 200 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 21 kg gạo, ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 114 kg gạo. Hỏi trong ba ngày cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Câu 4. Điền số thích hợp vào ô trống:

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Số chẵn bé nhất có ba chữ số khác nhau là:

A. 100                       

B. 101                       

C. 102                       

D. 124

Phương pháp

Số chẵn là số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8

Cách giải

Số chẵn bé nhất có ba chữ số khác nhau là 102

Chọn C

Câu 2. Minh cao 144 cm, Bình cao 162 cm. Hỏi Bình cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?

A. 28 cm                   

B. 20 cm                   

C. 22 cm                   

D. 18 cm

Phương pháp

Để tìm đáp án ta lấy chiều cao của Bình trừ đi chiều cao của Minh.

Cách giải

Bình cao hơn Minh số xăng-ti-mét là 162 – 144 = 18 (cm)

Chọn D

Câu 3. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 30                         

B. 50                          

C. 20                          

D. 10

Phương pháp

– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia

– Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

– Tìm tổng hai số vừa tìm được

Cách giải

220 + ….. = 250

250 – 220 = 30

220 – ….. = 200

220 – 200 = 20

Ta có 30 + 20 = 50

Chọn B

Câu 4. Xe đi từ A lúc 10 giờ sáng và đến B lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Thời gian xe đi từ A đến B là:

A. 5 giờ                     

B. 6 giờ                     

C. 7 giờ                     

D. 8 giờ

Phương pháp

Nhẩm: Thời gian từ 10 giờ đến 12 giờ, từ 12 giờ đến 5 giờ

Cộng tổng hai khoảng thời gian vừa tìm được.

Cách giải

Xe đi từ A lúc 10 giờ sáng và đến B lúc 5 giờ chiều cùng ngày hết tất cả 7 giờ.

Chọn C

Câu 5. Tính độ dài đường gấp khúc có các đoạn thẳng dài 12 cm, 14 cm, 17 cm, 23 cm.

A. 43 cm                   

B. 66 dm                   

C. 56 cm                   

D. 66 cm

Phương pháp

Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng trên đường gấp khúc đó.

Cách giải

Câu 6. Trong giỏ có 3 quả táo và 2 quả lê. Ba bạn Bình, Minh, Hoa mỗi người lấy ra 1 quả từ giỏ. Khả năng nào xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

A. Trong giỏ không thể còn lại 3 quả

B. Trong giỏ chắc chắn còn lại 2 quả

C. Trong giỏ có thể còn lại hai quả lê

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Cách giải

Cả ba đáp án trên đều đúng.

Chọn D.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Đặt tính rồi tính:

a) 556 – 130             

b) 85 + 608               

c) 295 – 69               

d) 272 + 319

Phương pháp

– Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

– Cộng hoặc trừ các chữ số thẳng cột lần lượt từ phải sang trái

Cách giải

 

Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 350 cm = …… m …… dm

b) 209 cm = …… dm ….. cm

c) 1 km = …… m

Phương pháp

Áp dụng cách đổi 1 m = 100 cm = 10 dm

1 km = 1 000 m

Cách giải

a) 350 cm = 3 m 5 dm

b) 209 cm = 20 dm 9 cm

c) 1 km = 1 000 m

Câu 3. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 200 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 21 kg gạo, ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 114 kg gạo. Hỏi trong ba ngày cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Phương pháp

– Số kg gạo bán được trong ngày thứ hai = Số kg gạo bán được trong ngày thứ nhất + 21 kg

– Số kg gạo bán được trong ngày thứ ba = Số kg gạo bán được trong ngày thứ hai + 114 kg

– Tìm tổng số kg gạo bán được trong cả 3 ngày.

Cách giải

Số kg gạo bán được trong ngày thứ hai là

200 + 21 = 221 (kg)

Số kg gạo bán được trong ngày thứ ba là

221 + 114 = 335 (kg)

Trong ba ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là

200 + 221 + 225 = 756 (kg)

Đáp số: 756 kg gạo

Câu 4. Điền số thích hợp vào ô trống:

Phương pháp

Quy luật: Tổng của hai số cạnh nhau bằng số ở giữa thuộc hàng trên.

Từ đó ta xác định được các số còn thiếu.

Cách giải

 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE