5. Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Đề bài

Câu 1 :

Kết quả phép chia \(\left( {2{x^3} + 3{x^4} – 12{x^2}} \right):x\) là

  • A.

    \(2{x^2} + 3{x^4} – 12{x^2}\).

  • B.

    \(2{x^2} + 3{x^3} – 12{x^2}\).

  • C.

    \(2{x^2} + 3{x^4} – 12x\).

  • D.

    \(2{x^2} + 3{x^3} – 12x\).

Câu 2 :

Kết quả của phép chia \(\left( {3{x^3} + 2{x^2} + x} \right):(3x)\) là một đa thức có hệ số tự do là

  • A.

    1.

  • B.

    \(\frac{2}{3}\).

  • C.

    \(\frac{1}{3}\).

  • D.

    0.

Câu 3 :

Kết quả của phép chia \(\left[ {{{(x – y)}^3} – {{(x – y)}^2} + (x – y)} \right]:(y – x)\) là

  • A.

    \({(x – y)^2} – (x – y) + 1\).

  • B.

    \( – {(x – y)^2} + (x – y) + 1\).

  • C.

    \({(x – y)^2} + (x – y) + 1\).

  • D.

    \( – {(x – y)^2} + (x – y) – 1\).

Câu 4 :

Kết quả phép chia \(\left( {6{x^4}y + 4{x^3}{y^3} – 2xy} \right):(xy)\) là một đa thức có bậc bằng

  • A.

    3.

  • B.

    4.

  • C.

    7.

  • D.

    9.

Câu 5 :

Thực hiện phép chia \(\left( {2{x^4}y – 6{x^2}{y^7}} \right):\left( {2{x^2}} \right)\) ta được đa thức \(a{x^2}y + b{y^7}(a,b\) là hằng số). Khi đó \(a + b\) bằng

  • A.

    -3.

  • B.

    -4.

  • C.

    -2.

  • D.

    -5.

Câu 6 :

Đa thức \(7{x^3}{y^2}z – 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho đơn thức nào dưới đây?

  • A.

    \(3{x^4}\).

  • B.

    \( – 3{x^4}\).

  • C.

    \( – 2{x^3}y\).

  • D.

    \(2x{y^3}\).

Câu 7 :

Kết quả phép tính \(\left( {7{x^4} – 3{x^5} + 2{x^2}} \right):\left( {\frac{3}{4}{x^2}} \right)\) là một đa thức có hệ số cao nhất bằng

  • A.

    \(\frac{{28}}{3}\).

  • B.

    -4.

  • C.

    \(\frac{8}{3}\).

  • D.

    -3.

Câu 8 :

Giá trị của biểu thức \(P = \left[ {{{(3ab)}^2} – 9{a^2}{b^4}} \right]:\left( {8a{b^2}} \right)\) tại \(a = \frac{2}{3};b = \frac{3}{2}\) là

  • A.

    \(\frac{{ – 23}}{{16}}\).

  • B.

    \(\frac{{ – 25}}{8}\).

  • C.

    \(\frac{{ – 15}}{{16}}\).

  • D.

    \(\frac{{ – 21}}{8}\).

Câu 9 :

Đa thức \(N\) thỏa mãn \( – 15{x^6}{y^5} – 20{x^4}{y^4} – 25{x^5}{y^3} = \left( { – 5{x^3}{y^2}} \right)N\) là

  • A.

    \(N =  – 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5{x^2}y\).

  • B.

    \(N =  – 3{x^2}{y^3} + 4xy + 5{x^2}y\).

  • C.

    \(N = 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5{x^2}y\).

  • D.

    \(N = 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5xy\).

Câu 10 :

Tất cả các giá trị của \(x\) để \(\left( {2{x^4} – 3{x^3} + {x^2}} \right):\left( { – {x^2}} \right) + 4{(x – 1)^2} = 0\) là

  • A.

    \(x \in \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\).

  • B.

    \(x \in \left\{ { – 1;\frac{3}{2}} \right\}\).

  • C.

    \(x \in \left\{ {1; – \frac{3}{2}} \right\}\).

  • D.

    \(x \in \left\{ { – 1; – \frac{3}{2}} \right\}\).

Câu 11 :

Biểu thức \(D = \left( {9{x^2}{y^2} – 6{x^2}{y^3}} \right):{( – 3xy)^2} + \left( {6{x^5}y + 2{x^4}} \right):\left( {2{x^4}} \right)\) sau khi rút gọn là một đa thức có bậc bằng

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Câu 12 :

Tính giá trị của biểu thức

D = \(\left( {15x{y^2}\; + {{ }}18x{y^3}\; + {{ }}16{y^2}} \right){{ }}:{{ }}6{y^2}\;-{{ }}7{x^4}{y^3}\;:{{ }}{x^4}y\) tại \(x = \frac{2}{3}{;^{}}y = 1\) là:

  • A.

    \(\frac{{28}}{3}\) 

  • B.

    \(\frac{3}{2}\)

  • C.

    \(\frac{2}{3}\)

  • D.

    \( – \frac{2}{3}\)

Câu 13 :

Giá trị của biểu thức: \(A = \left[ {{{\left( {x – y} \right)}^5} + {{\left( {x – y} \right)}^4} + {{\left( {x – y} \right)}^3}} \right]:\left( {x – y} \right)\) với x= 3; y = 1 là:

  • A.

    28

  • B.

    16

  • C.

    20

  • D.

    14

Câu 14 :

Giá trị của số tự nhiên thỏa mãn điều kiện gì để phép chia \({x^{n + 3}}{y^6}:{x^9}{y^n}\) là phép chia hết?

  • A.

    n < 6

  • B.

    n = 5

  • C.

    n > 6

  • D.

    n = 6

Câu 15 :

Chọn kết luận đúng về biểu thức:

\(E = \frac{2}{3}{x^2}{y^3}:\left( {\frac{{ – 1}}{3}xy} \right) + 2x\left( {y – 1} \right)\left( {y + 1} \right)\left( {x \ne 0;y \ne 0;y \ne 1} \right)\)

  • A.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x.

  • B.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến y.

  • C.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến.

  • D.

    Giá trị của biểu thức bằng 0.

Câu 16 :

Tìm đơn thức B biết: \(\left( {B + 2{x^2}{y^3}} \right).\left( { – 3xy} \right) =  – 3{x^2}{y^2} – 6{x^3}{y^4}\)

  • A.

    \(B = xy\)                   

  • B.

    \(B =  – xy\)                       

  • C.

    \(B = x + 1\)                 

  • D.

    \(B = {x^2}y\)

Câu 17 :

Một cửa hàng buổi sáng bán được xy bao gạo thì của hàng đó thu được số tiền là \({x^6}{y^5} – {x^5}{y^4}\) nghìn đồng. Tính số tiền mỗi bao gạo của cửa hàng đó đã bán khi x = 2; y = 2.

  • A.

    384 nghìn đồng                         

  • B.

    284 nghìn đồng

  • C.

    120 nghìn đồng                         

  • D.

    84 nghìn đồng

Câu 18 :

Cho \(P = \left( {75{x^5}{y^2} – 45{x^4}{y^3}} \right):\left( {3{x^3}{y^2}} \right) – \left( {\frac{5}{2}{x^2}{y^4} – 2x{y^5}} \right):\left( {\frac{1}{2}x{y^3}} \right)\). Khẳng định nào sai?

  • A.

    \(P \ge 0,\,\,\forall x,\,\,y \ne 0\).

  • B.

    \(P > 0 \Leftrightarrow 5x – 2y \ne 0\).

  • C.

    \(P = 0 \Leftrightarrow 5x = 2y \ne 0\).

  • D.

    \(P\) nhận cả giá trị âm và dương.

Câu 19 :

Với giá trị tự nhiên nào của \(n\) thì phép chia \(\left( {14{x^8}{y^4} – 9{x^{2n}}{y^6}} \right):\left( { – 2{x^7}{y^n}} \right)\) là phép chia hết?

  • A.

    \(\frac{7}{2} \le n \le 4\).

  • B.

    \(n = 4\).

  • C.

    \(n \ge \frac{7}{2}\).

  • D.

    \(n \ge 4\).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kết quả phép chia \(\left( {2{x^3} + 3{x^4} – 12{x^2}} \right):x\) là

  • A.

    \(2{x^2} + 3{x^4} – 12{x^2}\).

  • B.

    \(2{x^2} + 3{x^3} – 12{x^2}\).

  • C.

    \(2{x^2} + 3{x^4} – 12x\).

  • D.

    \(2{x^2} + 3{x^3} – 12x\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức.

Lời giải chi tiết :

\(\left( {2{x^3} + 3{x^4} – 12{x^2}} \right):x = \left( {2{x^3}:x} \right) + \left( {3{x^4}:x} \right) – \left( {12{x^2}:x} \right) = 2{x^2} + 3{x^3} – 12x\)

Câu 2 :

Kết quả của phép chia \(\left( {3{x^3} + 2{x^2} + x} \right):(3x)\) là một đa thức có hệ số tự do là

  • A.

    1.

  • B.

    \(\frac{2}{3}\).

  • C.

    \(\frac{1}{3}\).

  • D.

    0.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia đa thức cho đa thức rồi tìm hệ số tự do.

Lời giải chi tiết :

\(\left( {3{x^3} + 2{x^2} + x} \right):(3x) = {x^2} + \frac{2}{3}x + \frac{1}{3}\) là đa thức có hệ số tự do bằng \(\frac{1}{3}\).

Câu 3 :

Kết quả của phép chia \(\left[ {{{(x – y)}^3} – {{(x – y)}^2} + (x – y)} \right]:(y – x)\) là

  • A.

    \({(x – y)^2} – (x – y) + 1\).

  • B.

    \( – {(x – y)^2} + (x – y) + 1\).

  • C.

    \({(x – y)^2} + (x – y) + 1\).

  • D.

    \( – {(x – y)^2} + (x – y) – 1\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc đa thức chia cho đơn thức

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left[ {{{(x – y)}^3} – {{(x – y)}^2} + (x – y)} \right]:(y – x)\\ = {(x – y)^3}:[ – (x – y)] – {(x – y)^2}:[ – (x – y)] + (x – y):[ – (x – y)]\\ =  – {(x – y)^2} + (x – y) – 1\end{array}\)

Câu 4 :

Kết quả phép chia \(\left( {6{x^4}y + 4{x^3}{y^3} – 2xy} \right):(xy)\) là một đa thức có bậc bằng

  • A.

    3.

  • B.

    4.

  • C.

    7.

  • D.

    9.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia rồi tìm bậc của kết quả

Lời giải chi tiết :

\(\left( {6{x^4}y + 4{x^3}{y^3} – 2xy} \right):(xy) = 6{x^3} + 4{x^2}{y^2} – 2\) là đa thức có bậc 4 .

Câu 5 :

Thực hiện phép chia \(\left( {2{x^4}y – 6{x^2}{y^7}} \right):\left( {2{x^2}} \right)\) ta được đa thức \(a{x^2}y + b{y^7}(a,b\) là hằng số). Khi đó \(a + b\) bằng

  • A.

    -3.

  • B.

    -4.

  • C.

    -2.

  • D.

    -5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia và xác định \({\rm{a}},{\rm{b}}\). Từ đó tính \(a + b\).

Lời giải chi tiết :

\(\left( {2{x^4}y – 6{x^2}{y^7}} \right):\left( {2{x^2}} \right) = {x^2}y – 3{y^7}\)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 1}\\{b =  – 3}\end{array} \Rightarrow a + b =  – 2} \right.{\rm{. }}\)

Câu 6 :

Đa thức \(7{x^3}{y^2}z – 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho đơn thức nào dưới đây?

  • A.

    \(3{x^4}\).

  • B.

    \( – 3{x^4}\).

  • C.

    \( – 2{x^3}y\).

  • D.

    \(2x{y^3}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các biến của đa thức phải có các biến của đơn thức.

Lời giải chi tiết :

Đa thức \(7{x^3}{y^2}z – 2{x^4}{y^3}\) chia hết cho đơn thức \( – 2{x^3}y\).

Câu 7 :

Kết quả phép tính \(\left( {7{x^4} – 3{x^5} + 2{x^2}} \right):\left( {\frac{3}{4}{x^2}} \right)\) là một đa thức có hệ số cao nhất bằng

  • A.

    \(\frac{{28}}{3}\).

  • B.

    -4.

  • C.

    \(\frac{8}{3}\).

  • D.

    -3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính chia và tìm hệ số cao nhất của kết quả.

Lời giải chi tiết :

\(\left( {7{x^4} – 3{x^5} + 2{x^2}} \right):\left( {\frac{3}{4}{x^2}} \right) = \frac{{28}}{3}{x^2} – 4{x^3} + \frac{8}{3}\) là đa thức có hệ số cao nhất là -4 .

Câu 8 :

Giá trị của biểu thức \(P = \left[ {{{(3ab)}^2} – 9{a^2}{b^4}} \right]:\left( {8a{b^2}} \right)\) tại \(a = \frac{2}{3};b = \frac{3}{2}\) là

  • A.

    \(\frac{{ – 23}}{{16}}\).

  • B.

    \(\frac{{ – 25}}{8}\).

  • C.

    \(\frac{{ – 15}}{{16}}\).

  • D.

    \(\frac{{ – 21}}{8}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính chia và thay giá trị \({\rm{a}},{\rm{b}}\) đã cho vào kết quả của phép chia.

Lời giải chi tiết :

\(P = \left[ {{{(3ab)}^2} – 9{a^2}{b^4}} \right]:\left( {8a{b^2}} \right) \\= \left( {9{a^2}{b^2} – 9{a^2}{b^4}} \right):\left( {8a{b^2}} \right) \\= \frac{9}{8}a – \frac{9}{8}a{b^2}\)

Thay \(a = \frac{2}{3};b = \frac{3}{2}\) vào biểu thức \(P\) ta có: \(P = \frac{9}{8} \cdot \frac{2}{3} – \frac{9}{8} \cdot \frac{2}{3} \cdot {\left( {\frac{3}{2}} \right)^2} = \frac{{ – 15}}{{16}}\)

Câu 9 :

Đa thức \(N\) thỏa mãn \( – 15{x^6}{y^5} – 20{x^4}{y^4} – 25{x^5}{y^3} = \left( { – 5{x^3}{y^2}} \right)N\) là

  • A.

    \(N =  – 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5{x^2}y\).

  • B.

    \(N =  – 3{x^2}{y^3} + 4xy + 5{x^2}y\).

  • C.

    \(N = 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5{x^2}y\).

  • D.

    \(N = 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5xy\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng: \((A = B.N \Rightarrow \)\({{N}} = {{A}}:{{B}}\))

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l} – 15{x^6}{y^5} – 20{x^4}{y^4} – 25{x^5}{y^3} = \left( { – 5{x^3}{y^2}} \right).N\\ \Rightarrow N = \left( { – 15{x^6}{y^5} – 20{x^4}{y^4} – 25{x^5}{y^3}} \right):\left( { – 5{x^3}{y^2}} \right)\\N = 3{x^3}{y^3} + 4x{y^2} + 5{x^2}y.\end{array}\)

Câu 10 :

Tất cả các giá trị của \(x\) để \(\left( {2{x^4} – 3{x^3} + {x^2}} \right):\left( { – {x^2}} \right) + 4{(x – 1)^2} = 0\) là

  • A.

    \(x \in \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\).

  • B.

    \(x \in \left\{ { – 1;\frac{3}{2}} \right\}\).

  • C.

    \(x \in \left\{ {1; – \frac{3}{2}} \right\}\).

  • D.

    \(x \in \left\{ { – 1; – \frac{3}{2}} \right\}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức để rút gọn vế trái sau đó tìm giá trị của \(x\).

Lời giải chi tiết :

\(\left( {2{x^4} – 3{x^3} + {x^2}} \right):\left( { – {x^2}} \right) + 4{(x – 1)^2} = 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  – 2{x^2} + 3x – 1 + 4 \cdot \left( {{x^2} – 2x + 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} – 5x + 3 = 0\\ \Leftrightarrow 2{x^2} – 2x – 3x + 3 = 0\\ \Leftrightarrow 2x(x – 1) – 3(x – 1) = 0\\ \Leftrightarrow (2x – 3)(x – 1) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{3}{2}}\\{x = 1}\end{array}} \right.\end{array}\)

Vậy \(x \in \left\{ {1;\frac{3}{2}} \right\}\).

Câu 11 :

Biểu thức \(D = \left( {9{x^2}{y^2} – 6{x^2}{y^3}} \right):{( – 3xy)^2} + \left( {6{x^5}y + 2{x^4}} \right):\left( {2{x^4}} \right)\) sau khi rút gọn là một đa thức có bậc bằng

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp: Rút gọn biểu thức \({\rm{D}}\) bằng cách thực hiện phép tính chia và tìm bậc của đa thức sau khi rút gọn.

Lời giải chi tiết :

\(D = \left( {9{x^2}{y^2} – 6{x^2}{y^3}} \right):{\left( { – 3xy} \right)^2} + \left( {6{x^5}y + 2{x^4}} \right):\left( {2{x^4}} \right)\)

\(D = \left( {9{x^2}{y^2} – 6{x^2}{y^3}} \right):\left( {9{x^2}{y^2}} \right) + \left( {6{x^5}y + 2{x^4}} \right):\left( {2{x^4}} \right)\)

\(D = 1 – \frac{2}{3}y + 3xy + 1\)

\(D = 2 – \frac{2}{3}y + 3xy\)

Vậy đa thức sau rút gọn có bậc là \(2\).

Câu 12 :

Tính giá trị của biểu thức

D = \(\left( {15x{y^2}\; + {{ }}18x{y^3}\; + {{ }}16{y^2}} \right){{ }}:{{ }}6{y^2}\;-{{ }}7{x^4}{y^3}\;:{{ }}{x^4}y\) tại \(x = \frac{2}{3}{;^{}}y = 1\) là:

  • A.

    \(\frac{{28}}{3}\) 

  • B.

    \(\frac{3}{2}\)

  • C.

    \(\frac{2}{3}\)

  • D.

    \( – \frac{2}{3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính chia để rút gọn đa thức D. Sau đó thay các giá trị x, y vào đa thức đã rút gọn.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}D = \left( {15x{y^2} + 18x{y^3} + 16{y^2}} \right):6{y^2} – 7{x^4}{y^3}:{x^4}y\\D = 15x{y^2}:6{y^2} + 18x{y^3}:6{y^2} + 16{y^2}:6{y^2} – 7{x^4}{y^3}:{x^4}y\\D = \frac{5}{2}x + 3xy + \frac{8}{3} – 7{y^2}\end{array}\)

Tại \(x = \frac{2}{3}{;^{}}y = 1\) ta có:

\(D = \frac{5}{2}.\frac{2}{3} + 3.\frac{2}{3}.1 + \frac{8}{3} – {7.1^2} = \frac{5}{3} + 2 + \frac{8}{3} – 7 = \frac{{13}}{3} – 5 =  – \frac{2}{3}\)

Câu 13 :

Giá trị của biểu thức: \(A = \left[ {{{\left( {x – y} \right)}^5} + {{\left( {x – y} \right)}^4} + {{\left( {x – y} \right)}^3}} \right]:\left( {x – y} \right)\) với x= 3; y = 1 là:

  • A.

    28

  • B.

    16

  • C.

    20

  • D.

    14

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Rút gọn giá trị của biểu thức A và thay các giá trị x, y vào biểu thức đã rút gọn.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \left[ {{{\left( {x – y} \right)}^5} + {{\left( {x – y} \right)}^4} + {{\left( {x – y} \right)}^3}} \right]:\left( {x – y} \right)\\A = {\left( {x – y} \right)^4} + {\left( {x – y} \right)^3} + {\left( {x – y} \right)^2}\end{array}\)

Với x = 3; y = 1 ta có:

\(A = {\left( {3 – 1} \right)^4} + {\left( {3 – 1} \right)^3} + {\left( {3 – 1} \right)^2} = {2^4} + {2^3} + {2^2} = 28\)

Câu 14 :

Giá trị của số tự nhiên thỏa mãn điều kiện gì để phép chia \({x^{n + 3}}{y^6}:{x^9}{y^n}\) là phép chia hết?

  • A.

    n < 6

  • B.

    n = 5

  • C.

    n > 6

  • D.

    n = 6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số mũ của số bị chia phải lớn hơn hoặc bằng số chia sẽ thỏa mãn điều kiện chia hết.

Lời giải chi tiết :

Để phép chia \({x^{n + 3}}{y^6}:{x^9}{y^n}\) là phép chia hết:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{9 \le n + 3}\\{n \le 6}\\{n \in \mathbb{N}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{n \ge 6}\\{n \le 6}\\{n \in \mathbb{N}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow n = 6\)

Câu 15 :

Chọn kết luận đúng về biểu thức:

\(E = \frac{2}{3}{x^2}{y^3}:\left( {\frac{{ – 1}}{3}xy} \right) + 2x\left( {y – 1} \right)\left( {y + 1} \right)\left( {x \ne 0;y \ne 0;y \ne 1} \right)\)

  • A.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x.

  • B.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến y.

  • C.

    Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến.

  • D.

    Giá trị của biểu thức bằng 0.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Rút gọn biểu thức và đưa ra kết luận

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}E = \frac{2}{3}{x^2}{y^3}:\left( {\frac{{ – 1}}{3}xy} \right) + 2x\left( {y – 1} \right)\left( {y + 1} \right)\\E =  – 2x{y^2} + 2x\left[ {y(y + 1) – 1.\left( {y + 1} \right)} \right]\\E =  – 2x{y^2} + 2x\left( {{y^2} – 1} \right)\\E =  – 2x{y^2} + 2x{y^2} – 2x\\E =  – 2x\end{array}\)

Giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến y.

Câu 16 :

Tìm đơn thức B biết: \(\left( {B + 2{x^2}{y^3}} \right).\left( { – 3xy} \right) =  – 3{x^2}{y^2} – 6{x^3}{y^4}\)

  • A.

    \(B = xy\)                   

  • B.

    \(B =  – xy\)                       

  • C.

    \(B = x + 1\)                 

  • D.

    \(B = {x^2}y\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng: \(\left( {B + A} \right).C = D \Rightarrow B = D:C – A\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( {B + 2{x^2}{y^3}} \right).\left( { – 3xy} \right) =  – 3{x^2}{y^2} – 6{x^3}{y^4}\\ \Rightarrow B + 2{x^2}{y^3} = \left( { – 3{x^2}{y^2} – 6{x^3}{y^4}} \right):\left( { – 3xy} \right)\\ \Rightarrow B + 2{x^2}{y^3} = xy + 2{x^2}{y^3}\\ \Rightarrow B = xy + 2{x^2}{y^3} – 2{x^2}{y^3}\\ \Rightarrow B = xy\end{array}\)

Câu 17 :

Một cửa hàng buổi sáng bán được xy bao gạo thì của hàng đó thu được số tiền là \({x^6}{y^5} – {x^5}{y^4}\) nghìn đồng. Tính số tiền mỗi bao gạo của cửa hàng đó đã bán khi x = 2; y = 2.

  • A.

    384 nghìn đồng                         

  • B.

    284 nghìn đồng

  • C.

    120 nghìn đồng                         

  • D.

    84 nghìn đồng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết công thức số tiên tính mỗi bao gạo và rút gọn. Sau đó thay x = 2; y = 2 vào công thức đã rút gọn.

Lời giải chi tiết :

Số tiền mỗi bao gạo của cửa hàng đã bán theo x , y là:

\(\left( {{x^6}{y^5} – {x^5}{y^4}} \right):xy = {x^5}{y^4} – {x^4}{y^3}\) (nghìn đồng)

Số tiền mỗi bao gạo mà cửa hàng đó đã bán khi x = 2; y =2 là:

\({2^5}{.2^4} – {2^4}{.2^3} = 384\) (nghìn đồng)

Câu 18 :

Cho \(P = \left( {75{x^5}{y^2} – 45{x^4}{y^3}} \right):\left( {3{x^3}{y^2}} \right) – \left( {\frac{5}{2}{x^2}{y^4} – 2x{y^5}} \right):\left( {\frac{1}{2}x{y^3}} \right)\). Khẳng định nào sai?

  • A.

    \(P \ge 0,\,\,\forall x,\,\,y \ne 0\).

  • B.

    \(P > 0 \Leftrightarrow 5x – 2y \ne 0\).

  • C.

    \(P = 0 \Leftrightarrow 5x = 2y \ne 0\).

  • D.

    \(P\) nhận cả giá trị âm và dương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính chia và rút gọn đa thức P. Từ đó xác định dấu của P.

Lời giải chi tiết :

\(P = \left( {75{x^5}{y^2} – 45{x^4}{y^3}} \right):\left( {3{x^3}{y^2}} \right) – \left( {\frac{5}{2}{x^2}{y^4} – 2x{y^5}} \right):\left( {\frac{1}{2}x{y^3}} \right)\)

\(P = 25{x^2} – 15xy – 5xy + 4{y^2}\)

\(P = 25{x^2} – 20xy + 4{y^2}\)

\(P = {\left( {5x – 2y} \right)^2}\)

\( \Rightarrow \)\(P > 0 \Leftrightarrow 5x – 2y \ne 0\).

Câu 19 :

Với giá trị tự nhiên nào của \(n\) thì phép chia \(\left( {14{x^8}{y^4} – 9{x^{2n}}{y^6}} \right):\left( { – 2{x^7}{y^n}} \right)\) là phép chia hết?

  • A.

    \(\frac{7}{2} \le n \le 4\).

  • B.

    \(n = 4\).

  • C.

    \(n \ge \frac{7}{2}\).

  • D.

    \(n \ge 4\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để \(\left( {14{x^8}{y^4} – 9{x^{2n}}{y^6}} \right):\left( { – 2{x^7}{y^n}} \right)\) là phép chia hết thì \(\left\{ \begin{array}{l}n \le 4\\2n \ge 7\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Để \(\left( {14{x^8}{y^4} – 9{x^{2n}}{y^6}} \right):\left( { – 2{x^7}{y^n}} \right)\) là phép chia hết thì \(\left\{ \begin{array}{l}n \le 4\\2n \ge 7\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \frac{7}{2} \le n \le 4\).

Mà \(n\) là số tự nhiên nên \(n = 4\).

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE