4. Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử

Đề bài

Câu 1 :

Với a3 + b3 + c3 = 3abc thì

  • A.
    \(a = b = c\).
  • B.
    \(a + b + c = 1\).
  • C.
    \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).
  • D.
    \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 1\).

Câu 2 :

Gọi\({x_1};{x_2};{x_3}\) là các giá trị thỏa mãn \(4{\left( {2x-5} \right)^2}\;-9{(4{x^2}\;-25)^2}\; = 0\). Khi đó\({x_1}\; + {x_2}\; + {x_3}\) bằng

  • A.
    \( – 3\).
  • B.
    \( – 1\).
  • C.
    \(\frac{{ – 5}}{3}\).
  • D.
    \(1\).

Câu 3 :

Cho biểu thức \(A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\). Khẳng định nào đúng cho biểu thức A.

  • A.
    A không chia hết cho 7.
  • B.
    A chia hết cho 2.
  • C.
    A chia hết cho 57.
  • D.
    A chia hết cho 114.

Câu 4 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = {x^6} – {x^4} – x({x^3} – x)\) biết \({x^3} – x = 9\)

  • A.
    \(A = 0\).
  • B.
    \(A = 9\).
  • C.
    \(A = 27\).
  • D.
    \(A = 81\).

Câu 5 :

Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn\({\left( {2x-5} \right)^2}\;-4{\left( {x-2} \right)^2}\; = 0\)?

  • A.
    \(2\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \(0\).
  • D.
    \(4\).

Câu 6 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\) tại \(x = 5\).

  • A.
    \(A = 20\;\).
  • B.
    \(A = {\rm{ 4}}0\;\).
  • C.
    \(A = {\rm{ 16}}\;\).
  • D.
    \(A = 28\).

Câu 7 :

Cho \({x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y = \left( {x + my} \right)\left( {x-2y + n} \right)\) với \(m,n \in \mathbb{R}\). Tìm m và n.

  • A.
    \(m = 2,n = 2\)
  • B.
    \(m =  – 2,n = 2\)
  • C.
    \(m = 2,n =  – 2\)
  • D.
    \(m =  – 2,n =  – 2\)

Câu 8 :

Giá trị của x thỏa mãn \(5{x^2} – 10x + 5 = 0\) là

  • A.
    \(x = 1\).
  • B.
    \(x =  – 1\).
  • C.
    \(x = 2\).
  • D.
    \(x = 5\).

Câu 9 :

Hiệu bình phương các số lẻ liên tiếp thì luôn chia hết cho

  • A.
    7.
  • B.
    8.
  • C.
    9.
  • D.
    10.

Câu 10 :

Cho \(x = 20-y\). Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}\)

  • A.
    \(B < 8300\).
  • B.
    \(B > 8500\).
  • C.
    \(B < 0\).
  • D.
    \(B > 8300\).

Câu 11 :

Cho \({(3{x^2} + 6x – 18)^2} – {(3{x^2} + 6x)^2} = m(x + n)(x – 1)\). Khi đó \(\frac{m}{n}\) bằng:

  • A.
    \(\frac{m}{n} = 36\).
  • B.
    \(\frac{m}{n} =  – 36\).
  • C.
    \(\frac{m}{n} = 18\).
  • D.
    \(\frac{m}{n} =  – 18\).

Câu 12 :

Tính nhanh \(B = 5.101,5 – 50.0,15\)

  • A.
    \(100\).
  • B.
    \(50\).
  • C.
    \(500\).
  • D.
    \(1000\).

Câu 13 :

Cho \(\left| x \right| < 3\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(A = {x^4} + 3{x^3} – 27x – 81\)

  • A.
    \(A > 1\).
  • B.
    \(A > 0\).
  • C.
    \(A < 0\).
  • D.
    \(A \ge 1\).

Câu 14 :

Cho \({\left( {3{x^2} + 3x – 5} \right)^2} – {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2} = mx(x + 1)\) với \(m \in \mathbb{R}\). Chọn câu đúng

  • A.
    \(m >  – 59\).
  • B.
    \(m < 0\).
  • C.
    \(m \vdots 9\).
  • D.
    \(m\) là số nguyên tố.

Câu 15 :

Phân tích đa thức \(3{x^3} – 8{x^2} – 41x + 30\) thành nhân tử

  • A.
    \((3x – 2)(x + 3)(x – 5)\).
  • B.
    \(3(x – 2)(x + 3)(x – 5)\).
  • C.
    \((3x – 2)(x – 3)(x + 5)\).
  • D.
    \((x – 2)(3x + 3)(x – 5)\).

Câu 16 :

Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \({x^3}\; + 2{x^2}\;-9x-18 = 0\)

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \(2\).
  • D.
    \(3\).

Câu 17 :

Chọn câu sai.

  • A.
    \({x^2} – 6x + 9 = {(x – 3)^2}\).
  • B.
    \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{4} + 2y} \right)^2}\).
  • C.
    \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\).
  • D.
    \(4{x^2} – 4xy + {y^2} = {(2x – y)^2}\).

Câu 18 :

Cho\({x_1}\) và\({x_2}\) là hai giá trị thỏa mãn \(4\left( {x – 5} \right) – {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} – x} \right) = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\;\)bằng

  • A.
    5.
  • B.
    7.
  • C.
    3.
  • D.
    -2.

Câu 19 :

Thực hiện phép chia: \(\left( {{x^5} + {x^3} + {x^2} + 1} \right):\left( {{x^3} + 1} \right)\)

  • A.
    \({x^2} + 1\).
  • B.
    \({(x + 1)^2}\).
  • C.
    \({x^2} – 1\).
  • D.
    \({x^2} + x + 1\).

Câu 20 :

Nhân tử chung của biểu thức \(30{\left( {4-2x} \right)^2}\; + 3x-6\) có thể là

  • A.
    \(x + 2\).
  • B.
    \(3(x – 2)\).
  • C.
    \({(x – 2)^2}\).
  • D.
    \({(x + 2)^2}\).

Câu 21 :

Tính nhanh giá trị của biểu thức \({x^2} + 2x + 1 – {y^2}\) tại x = 94,5 và y = 4,5.

  • A.
    \(8900\).
  • B.
    \(9000\).
  • C.
    \(9050\).
  • D.
    \(9100\).

Câu 22 :

Phân tích đa thức \({x^2} – 2xy + {y^2}{{ –  }}81\) thành nhân tử:

  • A.
    \((x – y – 3)(x – y + 3)\).
  • B.

    \(\left( {x – y – 9} \right)\left( {x – y + 9} \right)\).

  • C.
    \((x + y – 3)(x + y + 3)\).
  • D.
    \((x + y – 9)(x + y – 9)\).

Câu 23 :

Tính nhanh biểu thức \({37^2} – {13^2}\)

  • A.
    \(1200\).
  • B.
    \(800\).
  • C.
    \(1500\).
  • D.
    \(1800\).

Câu 24 :

Chọn câu sai.

  • A.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = {({x-1}) ^2}({x + 1}) \).

  • B.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2({x-1})  = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2]\).

  • C.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2x-2]\).

  • D.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) ({x + 3}) \).

Câu 25 :

Tìm x, biết \(2 – 25{x^2} = 0\)

  • A.
    \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\).
  • B.
    \(x = \frac{{ – \sqrt 2 }}{5}\).
  • C.
    \(\frac{2}{{25}}\).
  • D.
    \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\)  hoặc \(x = \frac{{ – \sqrt 2 }}{5}\).

Câu 26 :

Phân tích đa thức thành nhân tử: \({x^2} + 6x + 9\;\)

  • A.
    \((x + 3)(x – 3)\).
  • B.
    \((x – 1)(x + 9)\).
  • C.
    \({(x + 3)^2}\).
  • D.
    \((x + 6)(x – 3)\).

Câu 27 :

Kết quả phân tích đa thức \({x^2}\;-xy + x-y\) thành nhân tử là:

  • A.

    \(({x + 1}) ({x – y}) \).

  • B.

    \(({x – y}) ({x – 1}) \).

  • C.

    \(({x – y}) ({x + y}) \).

  • D.

    \(x({x – y}) \).

Câu 28 :

Phân tích đa thức \(15{x^3} – 5{x^2} + 10x\) thành nhân tử.

  • A.
    \(5({x^3} – {x^2} + 2x)\).
  • B.

    \(5x({{x^2} – x + 1}) \).

  • C.

    \(5x({3{x^2} – x + 1}) \).

  • D.

    \(5x({3{x^2} – x + 2}) \).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Với a3 + b3 + c3 = 3abc thì

  • A.
    \(a = b = c\).
  • B.
    \(a + b + c = 1\).
  • C.
    \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).
  • D.
    \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 1\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Sử dụng đẳng thức đặc biệt \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; – 3abc = \;\left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; – ab – bc – ac} \right)\);

Lời giải chi tiết :

Từ đẳng thức đã cho suy ra \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; – 3abc = 0\)

\({b^3}\; + {c^3}\; = \left( {b + c} \right)\left( {{b^2}\; + {c^2}\; – bc} \right)\)\( = \left( {b + c} \right)\left[ {{{\left( {b + c} \right)}^2}\; – 3bc} \right]\)\( = {\left( {b + c} \right)^3}\; – 3bc\left( {b + c} \right)\)\( \Rightarrow {a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; – 3abc = {a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) – 3abc\)\( = {a^3}\; + {\left( {b + c} \right)^3} – 3bc\left( {b + c} \right) – 3abc\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; – a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}} \right) – \left[ {3bc\left( {b + c} \right) + 3abc} \right]\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; – a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}} \right) – 3bc\left( {a + b + c} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; – a\left( {b + c} \right) + {{\left( {b + c} \right)}^2}\; – 3bc} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; – ab\; – ac + {b^2}\; + 2bc + {c^2}\; – 3bc} \right)\)\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; – ab – ac – bc} \right)\)

Do đó nếu \({a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) – 3abc = 0\) thì \(a + b + c\; = 0\) hoặc \({a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; – ab – ac – bc = 0\)

Mà \({a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; – ab – ac – bc = \left[ {{{\left( {a – b} \right)}^2}\; + {{\left( {a – c} \right)}^2}\; + {{\left( {b – c} \right)}^2}} \right]\)

Nếu \({\left( {a – b} \right)^2}\; + {\left( {a – c} \right)^2}\; + {\left( {b – c} \right)^2}\; = 0 \Leftrightarrow \;\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a – b = 0}\\{b – c = 0}\\{a – c = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow a = b = c\)

Vậy \({a^3}\; + \left( {{b^3}\; + {c^3}} \right) = 3abc\) thì \(a = b = c\) hoặc \(a + b + c = 0\).

 

Câu 2 :

Gọi\({x_1};{x_2};{x_3}\) là các giá trị thỏa mãn \(4{\left( {2x-5} \right)^2}\;-9{(4{x^2}\;-25)^2}\; = 0\). Khi đó\({x_1}\; + {x_2}\; + {x_3}\) bằng

  • A.
    \( – 3\).
  • B.
    \( – 1\).
  • C.
    \(\frac{{ – 5}}{3}\).
  • D.
    \(1\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Sử dụng đẳng thức đặc biệt \({a^3}\; + {b^3}\; + {c^3}\; – 3abc = \;\left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2}\; + {b^2}\; + {c^2}\; – ab – bc – ac} \right)\);

Ta thấy a + b + c = 0 nên \({a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}4{\left( {2x-5} \right)^2}\;-9{(4{x^2}\;-25)^2}\; = 0\\\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow 4{{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-9{{[{{\left( {2x} \right)}^2}\;-{5^2}]}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow 4{{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-9{{\left[ {\left( {2x-5} \right)\left( {2x + 5} \right)} \right]}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow 4{{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-9{{\left( {{\rm{2x }}-5} \right)}^2}{{\left( {2x + 5} \right)}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}[4-9{{\left( {2x + 5} \right)}^2}] = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}[4-{{\left( {3\left( {2x + 5} \right)} \right)}^2}] = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}({2^2}\;-{{\left( {6x + 15} \right)}^2}) = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {3x-5} \right)}^2}\left( {2 + {\rm{ 6}}x + 15} \right)\left( {2-{\rm{ 6}}x-15} \right) = 0}\\\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {3x-5} \right)^2}\left( {6x + 17} \right)\left( { – 6x-13} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{5}{3}\\x = \frac{{ – 17}}{6}\\x = \frac{{13}}{6}\end{array} \right.\end{array}\end{array}\end{array}\)

Suy ra \({x_1} + {x_2} + {x_3} = \frac{5}{3} – \frac{{17}}{6} + \frac{{13}}{6} = \frac{{10 – 17 + 13}}{6} = 1\)

Câu 3 :

Cho biểu thức \(A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\). Khẳng định nào đúng cho biểu thức A.

  • A.
    A không chia hết cho 7.
  • B.
    A chia hết cho 2.
  • C.
    A chia hết cho 57.
  • D.
    A chia hết cho 114.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Phân tích biểu thức A thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}A = {7^{19}} + {7^{20}} + {7^{21}}\\ = {7^{19}} + {7^{19}}.7 + {7^{19}}{.7^2}\\ = {7^{19}}.(1 + 7 + {7^2})\\ = {7^{19}}.57\end{array}\)

Do \({7^{19}} \vdots 7 \Rightarrow {7^{19}}.57 \vdots 7\) (A sai)

Ta có \({7^{19}}\) là số lẻ, 57 là số lẻ nên tích \({7^{19}}.57\) là số lẻ \( \Rightarrow {7^{19}}.57\) không chia hết cho 2. (B sai)

A chia hết cho 57. (C đúng)

A chia hết cho 57 nhưng A không chia hết cho 2 nên A không chia hết cho 57.2 = 114 (D sai)

Câu 4 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = {x^6} – {x^4} – x({x^3} – x)\) biết \({x^3} – x = 9\)

  • A.
    \(A = 0\).
  • B.
    \(A = 9\).
  • C.
    \(A = 27\).
  • D.
    \(A = 81\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}A = {x^6} – {x^4} – x({x^3} – x)\\ = {x^3}.{x^3} – {x^3}.x – x\left( {{x^3} – x} \right)\\ = {x^3}({x^3} – x) – x({x^3} – x)\\ = \left( {{x^3} – x} \right)\left( {{x^3} – x} \right)\\ = {\left( {{x^3} – x} \right)^2}\end{array}\)

Với \({x^3} – x = 9\), giá trị của biểu thức \(A = {9^2} = 81\)

Câu 5 :

Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn\({\left( {2x-5} \right)^2}\;-4{\left( {x-2} \right)^2}\; = 0\)?

  • A.
    \(2\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \(0\).
  • D.
    \(4\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-4{{\left( {x-2} \right)}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-{{\left[ {2\left( {x-2} \right)} \right]}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {2x-5} \right)}^2}\;-{{\left( {2x-4} \right)}^2}\; = 0}\\{ \Leftrightarrow \left( {2x-5 + 2x-4} \right)\left( {2x-5-2x + 4} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow \left( {4x-9} \right).\left( { – 1} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow  – 4x + 9 = 0}\\{ \Leftrightarrow 4x = 9}\\{ \Leftrightarrow x = \;\frac{9}{4}}\end{array}\)

Câu 6 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\) tại \(x = 5\).

  • A.
    \(A = 20\;\).
  • B.
    \(A = {\rm{ 4}}0\;\).
  • C.
    \(A = {\rm{ 16}}\;\).
  • D.
    \(A = 28\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + x-1\\\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-1} \right)\left( {x-2} \right) + \left( {x-1} \right)}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-3} \right) + \left( {x-2} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-3 + 1} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)\left[ {\left( {x-2} \right)\left( {x-2} \right) + 1} \right]}\\{ \Leftrightarrow A = \left( {x-1} \right)[{{\left( {x-2} \right)}^2}\; + 1]}\end{array}\end{array}\)

Tại x = 5, ta có:

\(A = \left( {5-1} \right)[{\left( {5-2} \right)^2}\; + 1] = 4.({3^2}\; + 1) = 4.\left( {9 + 1} \right) = 4.10 = 40\)

Câu 7 :

Cho \({x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y = \left( {x + my} \right)\left( {x-2y + n} \right)\) với \(m,n \in \mathbb{R}\). Tìm m và n.

  • A.
    \(m = 2,n = 2\)
  • B.
    \(m =  – 2,n = 2\)
  • C.
    \(m = 2,n =  – 2\)
  • D.
    \(m =  – 2,n =  – 2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{x^2}\;-4{y^2}\;-2x-4y}\\{ = \left( {{x^2}\;-4{y^2}} \right)-\left( {2x + 4y} \right)}\\{ = \left( {x-2y} \right)\left( {x + 2y} \right)-2\left( {x + 2y} \right)}\\{ = \left( {x + 2y} \right)\left( {x-2y-2} \right)}\end{array}\)

Suy ra m = 2, n = -2

Câu 8 :

Giá trị của x thỏa mãn \(5{x^2} – 10x + 5 = 0\) là

  • A.
    \(x = 1\).
  • B.
    \(x =  – 1\).
  • C.
    \(x = 2\).
  • D.
    \(x = 5\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}5{x^2} – 10x + 5 = 0\\ \Leftrightarrow 5({x^2} – 2x + 1) = 0\\ \Leftrightarrow {(x – 1)^2} = 0\\ \Leftrightarrow x – 1 = 0\\ \Leftrightarrow x = 1\end{array}\)

Câu 9 :

Hiệu bình phương các số lẻ liên tiếp thì luôn chia hết cho

  • A.
    7.
  • B.
    8.
  • C.
    9.
  • D.
    10.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức \({A^2} – {B^2} = (A – B)(A + B)\).

Lời giải chi tiết :
Ta có:

Gọi hai số lẻ liên tiếp là \(2k-1;2k + 1(k \in N*)\)

Theo bài ra ta có:

\({\left( {2k + 1} \right)^{2}}-{\left( {2k-1} \right)^{2}} = 4{k^2} + 4k + 1-4{k^2} + 4k-1 = 8k \vdots 8,\forall k \in \mathbb{N}*\)

Câu 10 :

Cho \(x = 20-y\). Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}\)

  • A.
    \(B < 8300\).
  • B.
    \(B > 8500\).
  • C.
    \(B < 0\).
  • D.
    \(B > 8300\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{B = {x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}\; + {x^2}\; + 2xy + {y^2}}\\{ = \left( {{x^3}\; + 3{x^2}y + 3x{y^2}\; + {y^3}} \right) + \left( {{x^2}\; + 2xy + {y^2}} \right)}\\{ = {{\left( {x + y} \right)}^3}\; + {{\left( {x + y} \right)}^2}\; = {{\left( {x + y} \right)}^2}\left( {x + y + 1} \right)}\end{array}\)

Vì \(x = 20-y\) nên \(x + y = 20\). Thay \(x + y = 20\) vào \(B = {\left( {x + y} \right)^2}\left( {x + y + 1} \right)\) ta được:

\(B = {\left( {20} \right)^2}\left( {{\rm{20 }} + 1} \right) = 400.21 = 8400\).

Vậy \(B > 8300\) khi \(x = 20-y\).

Câu 11 :

Cho \({(3{x^2} + 6x – 18)^2} – {(3{x^2} + 6x)^2} = m(x + n)(x – 1)\). Khi đó \(\frac{m}{n}\) bằng:

  • A.
    \(\frac{m}{n} = 36\).
  • B.
    \(\frac{m}{n} =  – 36\).
  • C.
    \(\frac{m}{n} = 18\).
  • D.
    \(\frac{m}{n} =  – 18\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}{(3{x^2} + 6x – 18)^2} – {(3{x^2} + 6x)^2}\\ = (3{x^2} + 6x – 18 – 3{x^2} – 6x)(3{x^2} + 6x – 18 + 3{x^2} + 6x)\\ =  – 18(6{x^2} + 12x – 18)\\ =  – 18.6({x^2} + 2x – 3)\\ =  – 108({x^2} + 2x – 3)\\ =  – 108({x^2} – x + 3x – 3)\\ =  – 108\left[ {x(x – 1) + 3(x – 1)} \right]\\ =  – 108(x + 3)(x – 1)\end{array}\)

Khi đó, m = -108; n = 3 \( \Rightarrow \frac{m}{n} = \frac{{ – 108}}{3} =  – 36\)

Câu 12 :

Tính nhanh \(B = 5.101,5 – 50.0,15\)

  • A.
    \(100\).
  • B.
    \(50\).
  • C.
    \(500\).
  • D.
    \(1000\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Biến đổi để phân tích đa thức thành nhân tử bằng đặt nhân tử chung.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}B = 5.101,5 – 50.0,15\\ = 5.101,5 – 5.1,5\\ = 5(101,5 – 1,5)\\ = 5.100\\ = 500\end{array}\)

Câu 13 :

Cho \(\left| x \right| < 3\). Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(A = {x^4} + 3{x^3} – 27x – 81\)

  • A.
    \(A > 1\).
  • B.
    \(A > 0\).
  • C.
    \(A < 0\).
  • D.
    \(A \ge 1\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử và sử dụng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}A = {x^4} + 3{x^3} – 27x – 81\\ = ({x^4} – 81) + (3{x^3} – 27x)\\ = ({x^2} – 9)({x^2} + 9) + 3x({x^2} – 9)\\ = ({x^2} – 9)({x^2} + 3x + 9)\end{array}\)

Ta có: \({x^2} + 3x + 9 = {x^2} + 2.\frac{3}{2}x + \frac{9}{4} + \frac{{27}}{4} \ge \frac{{27}}{4} > 0,\forall x\)

Mà \(\left| x \right| < 3 \Leftrightarrow {x^2} < 9 \Leftrightarrow {x^2} – 9 < 0\)

\( \Rightarrow A = ({x^2} – 9)({x^2} + 3x + 9) < 0\) khi \(\left| x \right| < 3\).

Câu 14 :

Cho \({\left( {3{x^2} + 3x – 5} \right)^2} – {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2} = mx(x + 1)\) với \(m \in \mathbb{R}\). Chọn câu đúng

  • A.
    \(m >  – 59\).
  • B.
    \(m < 0\).
  • C.
    \(m \vdots 9\).
  • D.
    \(m\) là số nguyên tố.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^2} – {B^2} = (A – B)(A + B)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}{\left( {3{x^2} + 3x – 5} \right)^2} – {\left( {3{x^2} + 3x + 5} \right)^2}\\ = (3{x^2} + 3x – 5 – 3{x^2} – 3x – 5)(3{x^2} + 3x – 5 + 3{x^2} + 3x + 5)\\ =  – 10(6{x^2} + 6x)\\ =  – 10.6x(x + 1)\\ =  – 60x(x + 1)\\ = mx(x + 1)\\ \Rightarrow m =  – 60 < 0\end{array}\)

Câu 15 :

Phân tích đa thức \(3{x^3} – 8{x^2} – 41x + 30\) thành nhân tử

  • A.
    \((3x – 2)(x + 3)(x – 5)\).
  • B.
    \(3(x – 2)(x + 3)(x – 5)\).
  • C.
    \((3x – 2)(x – 3)(x + 5)\).
  • D.
    \((x – 2)(3x + 3)(x – 5)\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.

Lời giải chi tiết :
Theo đề ra ta có:

\(\begin{array}{l}3{x^3} – 8{x^2} – 41x + 30\\ = 3{x^3} – 2{x^2} – 6{x^2} + 4x – 45x + 30\\ = \left( {3{x^3} – 2{x^2}} \right) – \left( {6{x^2} – 4x} \right) – \left( {45x – 30} \right)\\ = {x^2}(3x – 2) – 2x(3x – 2) – 15(3x – 2)\\ = ({x^2} – 2x – 15)(3x – 2)\\ = ({x^2} + 3x – 5x – 15)(3x – 2)\\ = \left[ {\left( {{x^2} + 3x} \right) – \left( {5x + 15} \right)} \right](3x – 2)\\ = \left[ {x(x + 3) – 5(x + 3)} \right](3x – 2)\\ = (3x – 2)(x – 5)(x + 3)\end{array}\)

Câu 16 :

Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \({x^3}\; + 2{x^2}\;-9x-18 = 0\)

  • A.
    \(0\).
  • B.
    \(1\).
  • C.
    \(2\).
  • D.
    \(3\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^3} + 2{x^2} – 9x – 18 = 0\\ \Leftrightarrow ({x^3} + 2{x^2}) – (9x – 18) = 0\\ \Leftrightarrow {x^2}(x + 2) – 9(x – 2) = 0\\ \Leftrightarrow ({x^2} – 9)(x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow (x – 3)(x + 3)(x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x – 3 = 0\\x + 3 = 0\\x – 2 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x =  – 3\\x =  – 2\end{array} \right.\end{array}\)

Câu 17 :

Chọn câu sai.

  • A.
    \({x^2} – 6x + 9 = {(x – 3)^2}\).
  • B.
    \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{4} + 2y} \right)^2}\).
  • C.
    \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\).
  • D.
    \(4{x^2} – 4xy + {y^2} = {(2x – y)^2}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ

Lời giải chi tiết :
Ta có:

+) \({x^2} – 6x + 9 = {x^2} – 2.3x + {3^2} = {(x – 3)^2}\) nên A đúng.

+) \(\frac{{{x^2}}}{4} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2}.2.\frac{x}{2}.2y + {\left( {2y} \right)^2} = {\left( {\frac{x}{2} + 2y} \right)^2}\) nên B sai, C đúng.

+) \(4{x^2} – 4xy + {y^2} = {\left( {2x} \right)^2} – 2.2x.y + {y^2} = {(2x – y)^2}\) nên D đúng.

Câu 18 :

Cho\({x_1}\) và\({x_2}\) là hai giá trị thỏa mãn \(4\left( {x – 5} \right) – {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} – x} \right) = 0\). Khi đó \({x_1}\; + {x_2}\;\)bằng

  • A.
    5.
  • B.
    7.
  • C.
    3.
  • D.
    -2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung; sau đó giải phương trình để tìm x.

Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}4\left( {x – 5} \right) – {\rm{ 2}}x\left( {{\rm{5 }} – x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 4\left( {x – {\rm{ 5}}} \right)\; + \;2x\left( {x – {\rm{ 5}}} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x – {\rm{ 5}}} \right)\left( {{\rm{4}} + 2x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x – 5 = 0\\4 + 2x = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 5\\x =  – 2\end{array} \right.\\ \Rightarrow {x_1} + {x_2} = 5 – 2 = 3\end{array}\)

Câu 19 :

Thực hiện phép chia: \(\left( {{x^5} + {x^3} + {x^2} + 1} \right):\left( {{x^3} + 1} \right)\)

  • A.
    \({x^2} + 1\).
  • B.
    \({(x + 1)^2}\).
  • C.
    \({x^2} – 1\).
  • D.
    \({x^2} + x + 1\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức \({x^5} + {x^3} + {x^2} + 1\) thành nhân tử rồi sau đó thực hiện phép chia.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{x^5} + {x^3} + {x^2}\; + 1}\\{ = {x^3}\left( {{x^2}\; + 1} \right) + {x^2}\; + 1}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\end{array}\)

nên

\(\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {{x^5}\; + {x^3}\; + {x^2}\; + 1} \right):\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)\left( {{x^3}\; + 1} \right):\left( {{x^3}\; + 1} \right)}\\{ = \left( {{x^2}\; + 1} \right)}\end{array}\)

Câu 20 :

Nhân tử chung của biểu thức \(30{\left( {4-2x} \right)^2}\; + 3x-6\) có thể là

  • A.
    \(x + 2\).
  • B.
    \(3(x – 2)\).
  • C.
    \({(x – 2)^2}\).
  • D.
    \({(x + 2)^2}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử để tìm nhân tử chung của biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{30{{\left( {4-2x} \right)}^2}\; + 3x-6 = 30{{\left( {2x-4} \right)}^2}\; + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = {{30.2}^2}\left( {x-2} \right) + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = 120{{\left( {x-2} \right)}^2}\; + 3\left( {x-2} \right)}\\{ = 3\left( {x-2} \right)\left( {40\left( {x-2} \right) + 1} \right) = 3\left( {x-2} \right)\left( {40x-79} \right)}\end{array}\)

Nhân tử chung có thể là \(3(x – 2)\).

Câu 21 :

Tính nhanh giá trị của biểu thức \({x^2} + 2x + 1 – {y^2}\) tại x = 94,5 và y = 4,5.

  • A.
    \(8900\).
  • B.
    \(9000\).
  • C.
    \(9050\).
  • D.
    \(9100\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử rồi mới thay số vào tính.

Lời giải chi tiết :

\({x^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} – {\rm{ }}{y^2}{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {{x^2}{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right){\rm{ }} – {\rm{ }}{y^2}\;\) (nhóm hạng tử)

\( = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)^2}{\rm{ }} – {\rm{ }}{y^2}\) (áp dụng hằng đẳng thức)

\( = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} – {\rm{ }}y} \right)\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ }}y} \right)\)

Thay x = 94,5 và y = 4,5 vào biểu thức, ta được:

\(\begin{array}{l}\left( {{\rm{94,5 }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} – 4,5} \right)\left( {{\rm{94,5 }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ 4,5}}} \right)\\ = 91.100\\ = 9100\end{array}\)

Câu 22 :

Phân tích đa thức \({x^2} – 2xy + {y^2}{{ –  }}81\) thành nhân tử:

  • A.
    \((x – y – 3)(x – y + 3)\).
  • B.

    \(\left( {x – y – 9} \right)\left( {x – y + 9} \right)\).

  • C.
    \((x + y – 3)(x + y + 3)\).
  • D.
    \((x + y – 9)(x + y – 9)\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Sử dụng kết hợp phương pháp nhóm hạng tử và dùng hằng đẳng thức đáng nhớ.

Lời giải chi tiết :

\({x^2} – 2xy + {y^2}{\rm{ –  }}81\; = \;\left( {{x^2} – 2xy + {y^2}} \right) – 81\) (nhóm 3 hạng tử đầu để xuất hiện bình phương một hiệu)

\( = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} – {\rm{ }}y} \right)^2}{\rm{ }} – {\rm{ }}{9^2}\) (áp dụng hằng đẳng thức \({A^2} – {\rm{ }}{B^2} = {\rm{ }}\left( {A{\rm{ }} – {\rm{ }}B} \right)\left( {A{\rm{ }} + {\rm{ }}B} \right)\))

\( = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }} – {\rm{ }}y{\rm{ }} – {\rm{ }}9} \right)\left( {x{\rm{ }} – {\rm{ }}y{\rm{ }} + {\rm{ }}9} \right)\).

Câu 23 :

Tính nhanh biểu thức \({37^2} – {13^2}\)

  • A.
    \(1200\).
  • B.
    \(800\).
  • C.
    \(1500\).
  • D.
    \(1800\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng hằng đẳng thức \({A^2} – {B^2} = {A – B} {A + B} \) để thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{37^2} – {13^2}\\ = ({37 – 13}) ({37 + 13}) \\ = 24.50\\ = 1200\end{array}\)

Câu 24 :

Chọn câu sai.

  • A.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = {({x-1}) ^2}({x + 1}) \).

  • B.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2({x-1})  = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2]\).

  • C.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) [{({x-1}) ^2}\; + 2x-2]\).

  • D.

    \({({x-1}) ^3}\; + 2{({x-1}) ^2}\; = ({x-1}) ({x + 3}) \).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

Lời giải chi tiết :

Ta có

+)

\[\begin{array}{l}{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^3}\; + {\rm{ }}2{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\;\\ = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}2{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\\ = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}(x{\rm{ }}-{\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ }}2{\rm{ }}\\ = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)\end{array}\]

nên A đúng

+)

\[\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^3}\; + {\rm{ }}2\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}\\{ = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right).{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}\; + {\rm{ }}2\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}\end{array}\\ = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)[{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\; + {\rm{ }}2]\end{array}\]

 nên B đúng

+)

\[\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^3}\; + {\rm{ }}2{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}}\\{ = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right){{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}\; + {\rm{ }}2\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}\\{ = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)[{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}\; + {\rm{ }}2\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)]}\end{array}\\ = {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)[{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\; + {\rm{ }}2x{\rm{ }}-{\rm{ }}2]\end{array}\]

 nên C đúng

+)

\[\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^3}\; + {\rm{ }}2{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}}\\{ = {\rm{ }}{{\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)}^2}\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)}\end{array}\\ \ne {\rm{ }}\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}3} \right)\end{array}\]

nên D sai

Câu 25 :

Tìm x, biết \(2 – 25{x^2} = 0\)

  • A.
    \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\).
  • B.
    \(x = \frac{{ – \sqrt 2 }}{5}\).
  • C.
    \(\frac{2}{{25}}\).
  • D.
    \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\)  hoặc \(x = \frac{{ – \sqrt 2 }}{5}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử, dựa vào hằng đẳng thức \({A^2} – {B^2} = {A – B} {A + B} \); sau đó giải phương trình để tìm x.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{*{20}{l}}{2 – 25{x^2} = 0\;}\\{ \Leftrightarrow (\sqrt 2  – 5x)(\sqrt 2  + 5x) = 0}\\\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sqrt 2  – 5x = 0\\\sqrt 2  + 5x = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{\sqrt 2 }}{5}\\x = \frac{{ – \sqrt 2 }}{5}\end{array} \right.\end{array}\end{array}\)

Câu 26 :

Phân tích đa thức thành nhân tử: \({x^2} + 6x + 9\;\)

  • A.
    \((x + 3)(x – 3)\).
  • B.
    \((x – 1)(x + 9)\).
  • C.
    \({(x + 3)^2}\).
  • D.
    \((x + 6)(x – 3)\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.

Lời giải chi tiết :

Ta dễ dàng nhận thấy \({x^2} + 2x.3 + {3^2}\)

\({x^2} + 6x + 9 = {({x + 3}) ^2}\)

Câu 27 :

Kết quả phân tích đa thức \({x^2}\;-xy + x-y\) thành nhân tử là:

  • A.

    \(({x + 1}) ({x – y}) \).

  • B.

    \(({x – y}) ({x – 1}) \).

  • C.

    \(({x – y}) ({x + y}) \).

  • D.

    \(x({x – y}) \).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}{x^2}\;-xy + x-y\\ = x(x – y) + (x – y)\\ = (x + 1)(x – y)\end{array}\)

Câu 28 :

Phân tích đa thức \(15{x^3} – 5{x^2} + 10x\) thành nhân tử.

  • A.
    \(5({x^3} – {x^2} + 2x)\).
  • B.

    \(5x({{x^2} – x + 1}) \).

  • C.

    \(5x({3{x^2} – x + 1}) \).

  • D.

    \(5x({3{x^2} – x + 2}) \).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}15{x^3} – 5{x^2} + 10x\\ = \;5x.3{x^2} – \;5x.x + \;5x.2\\ = \;5x({3{x^2} – x + 2}) \end{array}\)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE