7. Thực hành viết trang 78

Xác định vấn đề đời sống em chọn để viết bài văn nghị luận:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài tập 1 (trang 78, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định vấn đề đời sống em chọn để viết bài văn nghị luận:

Phương pháp giải:

Xác định vấn đề mà em yêu thích

Lời giải chi tiết:

Vấn đề đời sống em chọn để viết bài văn nghị luận: Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu

Câu 2

Bài tập 2 (trang 78, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống theo đề tài đã xác định ở bài tập 1.

Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận

Thân bài

– Làm rõ vấn đề:

– Trình bày ý kiến phê phán:

– Nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến phê phán:

– Giả định ý kiến trái chiều và ý kiến tranh luận của người viết:

Kết bài

Khẳng định ý kiến (có thể nêu cả bài học cần rút ra):

Phương pháp giải:

Bổ sung thông tin vào bảng

Lời giải chi tiết:

Mở bài

Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu

Thân bài

– Làm rõ vấn đề: Phải thừa nhận một thực tế, không gian công cộng ở nhiều nơi của nước ta khá lộn xộn, nhốn nháo, chen chúc, mất trật tự

– Trình bày ý kiến phê phán: Thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng trước hết cho thấy sự thấp kém về văn hóa của người tham gia

– Nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến phê phán: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng. Trước hết, là tâm lí muốn giành phần hơn cho mình. Lại có người xô đẩy, chen lấn chỉ để chứng tỏ ta đây là kẻ mạnh, dám bỏ qua mọi quy tắc. Hiện tượng này còn là một biểu hiện của “hiệu ứng đám đông”

– Giả định ý kiến trái chiều và ý kiến tranh luận của người viết: Có người biện minh rằng: “Trong một số lễ hội, việc chen lấn có thể xem như một nghi thức văn hóa – tín ngưỡng dân gian. Nếu hội hè hoặc chợ búa lúc nào cũng trật tự, cũng xếp hàng thì còn gì là không khí vui nhộn?”. Trong thực tế, gặp những trường hợp đặc biệt như người già yếu, phụ nữ có thai, các em nhỏ, người có việc khẩn cấp… ta đều có cách ưu tiên. Những trường hợp nêu trên không làm thay đổi bản chất vấn đề, nghĩa là việc xếp hàng, giữ trật tự, tuân thủ quy tắc về khoảng cách an toàn trong các hoạt động thông thường nơi công cộng vẫn luôn là điều cần thiết.

Kết bài

Khẳng định ý kiến (có thể nêu cả bài học cần rút ra): Việc từ bỏ thói quen không đẹp là hết sức cần thiết.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Vở thực hành Ngữ văn 8 – Tập 1

Vở thực hành Ngữ văn 8 – Tập 2