9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 67

Thể thơ và bố cục các bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài tập 1 (trang 67, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Thể thơ và bố cục các bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân

Văn bản

Thể thơ

Các phần trong bố cục bài thơ

Câu thơ tương ứng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

 

 

 

Lai Tân

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung của các văn bản đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Thể thơ

Các phần trong bố cục bài thơ

Câu thơ tương ứng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

 Thất ngôn bát cú

– Giới thiệu về kì thi

– Cảnh tượng khi đi thi

– Những ông to bà lớn đến trường thi

– Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

 – Hai câu đề

– Hai câu thực 

– Hai câu luận

– Hai câu kết

Lai Tân

 Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Phần 1: Hiện thực xã hội Lai Tân

– Phần hai: Bình luận của tác giả

– Ba câu đầu

– Câu thơ cuối

Câu 2

Bài tập 2 (trang 67, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Những đối tượng và cái xấu bị châm biếm, đả kích trong hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân

Văn bản

Đối tượng bị châm biếm, đả kích

Những cái xấu bị châm biếm, đả kích

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

 

 

Lai Tân

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung của các văn bản đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Đối tượng bị châm biếm, đả kích

Những cái xấu bị châm biếm, đả kích

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

sĩ tử, quan sứ, bà đầm, ông cử

– sĩ tử: lôi thôi, nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho sinh

– quan sứ: mất đi phong thái nghiêm trang, trịnh trọng

– bà đầm: được đến nơi trường thi mà từ trước đến nay con gái không được vào

– ông cử: ngồi vắt vẻo

Lai Tân

ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng

– ban trưởng: đánh bạc, ngang nhiên phạm luật cảnh trưởng: kiếm ăn quanh năm, lén lút moi tiền của tù nhân

– huyện trưởng: chong đèn, bệ rạc, vô trách nhiệm

Câu 3

Bài tập 3 (trang 68, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Đặc điểm của giọng điệu trào phúng trong thơ và ví dụ minh họa:

Giọng điệu trào phúng

Đặc điểm của giọng điệu

Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả)

Hài hước

 

 

Mỉa mai – châm biếm

 

 

Đả kích

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Giọng điệu trào phúng

Đặc điểm của giọng điệu

Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tên tác giả)

Hài hước

Chủ yếu mua vui, có mức độ phê phán nhẹ nhàng

 Tự trào 1 của Phạm Thái

Mỉa mai – châm biếm

Nhằm vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng trào phúng, mức độ phê phán gay gắt, hình tượng nghệ thuật đạt đến độ sâu sắc

 Hỏi thăm quan tuần mất cướp của Nguyễn Khuyến

Đả kích

Mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.

 Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương

Câu 4

Bài tập 4 (trang 68, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Suy nghĩ của em về ý kiến: “Tiếng cưới trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn”:

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trong bài.

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống xã hội. Nó được biểu hiện qua việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, nhân vật trào phúng, cảnh tượng trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, giọng điệu trào phúng… Ý kiến “Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn” là ý kiến đúng bởi nó đã khái quát được nghệ thuật của tiếng cười trào phúng. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nghệ thuật ấy nhằm tố cáo xã hội đương thời mục nát. những con người thực dụng nửa mùa, đưa tới những bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Vở thực hành Ngữ văn 8 – Tập 1

Vở thực hành Ngữ văn 8 – Tập 2