Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[…]
– Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta nói:
– Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.
[…] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do…
(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
D. Không xác định được ngôi kể
Câu 2. Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
A. Nhân vật Mê-mô và Mô-ri
B. Nhân vật giáo sư và Nê-mô
C. Nhân vật Mô-ri và giáo sư
D. Nhân vật Nê-mô và Nau-ti-lux
Câu 3. Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?
A. Người hoang tưởng
B. Người thiên tài
C. Người bí hiểm
D. Người nói nhiều
Câu 5. Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?
A. Công nghệ tương lai
B. Khám phá đại dương
C. Người ngoài hành tinh
D. Khám phá lòng đất
Câu 6. Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?
A. Biển cũng phải là một sinh vật
B. Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền
C. Nước ở đại dương cũng tuần hoàn
D. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta
Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có tác dụng gì?
A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
B. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san … dẫn trong câu văn
Câu 8. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?
A. Con người có khả năng đặt chân lên mặt trăng, bay vào vũ trụ
B. Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển
C. Có khả năng tạo ra các phương tiện, thiết bị đạt tốc độ siêu nhanh
D. Có khả năng khai thác năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời
Câu 9. Liệt kê những chi tiết trong trích đoạn cho thấy trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.
Câu 10. Biển cả bao la là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng. Em hãy nêu một số giá trị, vai trò quan trọng của biển đối với con người.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. nghiêng nước nghiêng thành
b. dời non lấp biển
c. lấp biển vá trời
d. mình đồng da sắt
Câu 2. Em đã từng được nghe những sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. Hãy kể lại một câu chuyện em ấn tượng nhất.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.25 điểm)
Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
D. Không xác định được ngôi kể
|
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể thứ nhất
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm)
Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
A. Nhân vật Mê-mô và Mô-ri
B. Nhân vật giáo sư và Nê-mô
C. Nhân vật Mô-ri và giáo sư
D. Nhân vật Nê-mô và Nau-ti-lux
|
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật: Nhân vật giáo sư và Nê-mô
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm)
Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
|
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm)
Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?
A. Người hoang tưởng
B. Người thiên tài
C. Người bí hiểm
D. Người nói nhiều
|
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là người bí hiểm
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.25 điểm)
Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?
A. Công nghệ tương lai
B. Khám phá đại dương
C. Người ngoài hành tinh
D. Khám phá lòng đất
|
Phương pháp:
Đọc kĩ ngữ liệu, từ nội dung rút ra đề tài
Lời giải chi tiết:
Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ phản ánh khát vọng khám phá đại dương
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm)
Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?
A. Biển cũng phải là một sinh vật
B. Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền
C. Nước ở đại dương cũng tuần hoàn
D. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta
|
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra nước ở đại dương cũng tuần hoàn
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm)
Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có tác dụng gì?
A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
B. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san … dẫn trong câu văn
|
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm)
Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?
A. Con người có khả năng đặt chân lên mặt trăng, bay vào vũ trụ
B. Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển
C. Có khả năng tạo ra các phương tiện, thiết bị đạt tốc độ siêu nhanh
D. Có khả năng khai thác năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời
|
Phương pháp:
Đọc kĩ ngữ liệu
Lời giải chi tiết:
từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin con người có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển
=> Đáp án: B
Câu 9 (1.0 điểm)
Liệt kê những chi tiết trong trích đoạn cho thấy trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.
|
Phương pháp:
Đọc và dẫn lại đầy đủ các chi tiết trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đó là những chi tiết miêu tả về biển và chi tiết tin vào khả năng xây dựng công trình dưới lòng biển:
– Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền
– Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon
– Đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày
– Biển có tim, có mạch máu
– Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux
Câu 10 (1.0 điểm)
Biển cả bao la là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng. Em hãy nêu một số giá trị, vai trò quan trọng của biển đối với con người.
|
Phương pháp:
Nêu được ít nhất 2 vai trò, giá trị của biển và đại dương
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
– Biển và dại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của con người và tất cả các loài sinh vật.
– Môi trường biển và đại dương là kho tài nguyên vô tận về động vật và thực vật. Ngoài ra, còn là lượng khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu khí.
– Thủy triều đang ngày càng được nhiều quốc gia tận dụng để phát triển nguồn điện sạch, tái tạo.
– Môi trường biển và đại dương trở thành đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn.
– Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch hấp dẫn
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm)
Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. nghiêng nước nghiêng thành
b. dời non lấp biển
c. lấp biển vá trời
d. mình đồng da sắt
|
Phương pháp:
Em vận dụng hiểu biết để đặt câu có sử dụng nói quá
Lời giải chi tiết:
a. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen.
b. Vợ chồng đồng lòng chung sức có thể dời non lấp bể.
c. Mọi người đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời
d. Chàng Gióng mình đồng da sắt cưỡi ngựa như bay trước quân thù.
Câu 2
Em đã từng được nghe những sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử. Hãy kể lại một câu chuyện em ấn tượng nhất.
|
Phương pháp:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Giới thiệu lí do muốn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc:
– Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– Trình bày diễn biến của sự việc được kể:
+ Sự việc bắt đầu
+ Sự việc diễn biến
+ Sự việc kết thúc
(Trong quá trình có thể quan sát miêu tả, giới thiệu, biểu cảm, sử dụng các số liệu…)
b. Nêu được ý nghĩa của các sự việc: Sự việc ấy có ý nghĩa hoặc tác động đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.
c. Suy nghĩ và ấn tượng của em về những nhân vật và sự việc được kể.
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị và bài học thiết thực được gợi ra từ sự việc có thật liên quan đến một số nhân vật lịch sử.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Newton được đánh giá là một trong những nhà khoa học vĩ đại, có nhiều cống hiến trong lịch sử. Trong tất cả những quy luật và ông đã tìm ra thì người ta không thể không nhắc đến thuyết vạn vật hấp dẫn. Xung quanh những hiện tượng này có một câu chuyện rất thú vị về việc quả táo rơi trúng đầu của ông.
Câu chuyện thú vị và ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại người Anh Isaac Newton vẫn được lưu truyền lại cho hậu thế. Vào một ngày mùa thu, khi đang ngồi trên ghế trong vườn đọc sách, bỗng một quả táo chín bất ngờ rơi xuống đầu Newton. Có lẽ chính nhờ quả táo rụng đã nảy ra trong đầu của nhà khoa học những suy nghĩ mới. Trong đầu ông có rất nhiều những vấn đề băn khoăn về vạn vật đều chịu một lực hút. Những suy nghĩ đó của ông đều hướng về việc cái lực hút đó chính là lực hút của trái đất. Nhờ vậy mà ông đã tìm ra được một định luật quan trọng với tên gọi là vạn vật hấp dẫn. Dường như đối với hậu thế thì câu chuyện quả táo rơi được xem như là một giai thoại nổi tiếng nhất trong giới khoa học. Người ta vẫn luôn cho rằng chính nhờ một quả táo nhỏ bé đấy mà một nhà khoa học vĩ đại đã được phát hiện cũng giống như là thế giới có thêm một thuyết quan trọng trong việc tìm ra lực hút của vạn vật. Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Câu chuyện quả táo rơi vào đầu Newton trở thành một trong những giai thoại phổ biến và lâu dài trong lịch sử khoa học, thậm chí còn được đưa vào nội dung sách giáo khoa. Nhưng trên thực tế, Newton không bị quả táo nào rơi vào đầu khi khám phá ra lực hấp dẫn. Newton chỉ vào một quả táo trên cành cây làm ví dụ mà thôi. Bản thân Newton rất thích giai thoại về quả táo rơi trúng đầu mình vào những năm sau đó.
Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là Ba định luật về chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển, quan trọng nhất là “Nguyên lý vạn vật hấp dẫn”. Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ. Ông mãi là một nhà khoa học vĩ đại, góp phần mở ra những nền khoa học mới.