2. Đo khối lượng

Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng

ĐO KHỐI LƯỢNG

I. Lí thuyết

– Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Mọi vật đều có khối lượng.

– Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

– Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị khác thường gặp như: tấn, tạ, yến, lạng, gam, miligam:

1 miligam (mg) = 0,001 g

1 gam (g) = 0,001 kg

1 hectôgam (1 lạng) = 100 g

1 yến = 10 kg

1 tạ = 100 kg

1 tấn = 1000 kg

– Người ta dùng cân để đo khối lượng.

– Một số cân thường dùng là: cân đòn, cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van,…

– Công dụng của một số loại cân:

+ Cân Roberval: cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam.

+ Cân đồng hồ: cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam.

+ Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành): cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao.

II. Ví dụ minh họa

 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mở đầu về Khoa học tự nhiên

Chương 2. Chất quanh ta

Chương 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

Chương 4. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chương 5. Tế bào

Chương 6. Từ tế bào đến cơ thể