3. Đo thời gian

Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng

ĐO THỜI GIAN

I. Lí thuyết

– Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

– Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ, …

1 giờ = 60 phút = 3600 giây

1 ngày = 24 giờ = 86400 giây

* Mở rộng:

– Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng: 0,8 s

– Thời gian của một cái chớp mắt khoảng: 0,1 s

– Thời gian của một tia chớp khoảng: 0,32 s

– 1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) = 2h.

– Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.

– Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ quả lắc, đồng hồ bấm giây, …

– Công dụng của một số loại đồng hồ:

+ Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày

+ Đồng hồ bấm giây: dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm cần độ chính xác cao.

+ Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao.

– Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây:

+ Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.

+ Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.

+ Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

II. Ví dụ minh họa

 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mở đầu về Khoa học tự nhiên

Chương 2. Chất quanh ta

Chương 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

Chương 4. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chương 5. Tế bào

Chương 6. Từ tế bào đến cơ thể