1. Đo chiều dài

Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng

ĐO CHIỀU DÀI

I. Lí thuyết

– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).

– Một số đơn vị là ước số và bội số thập phân của đơn vị mét thường gặp là:

1 milimet (mm) = 0,001 m (1 m = 1000 mm)

1 xentimet (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

1 đêximet (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômet (km) = 1000 m (1 m = 0,001 km)

– Ngoài ra, ở một số quốc gia còn dùng các đơn vị khác như:

+ 1 in (inch) = 2,54 cm

+ 1 dặm (mile) = 1609 m (≈1,6km)

– Để đo độ dài ta dùng thước đo.

– Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,…

– Khi dùng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

II. Ví dụ minh họa

 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Chương 1. Mở đầu về Khoa học tự nhiên

Chương 2. Chất quanh ta

Chương 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

Chương 4. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chương 5. Tế bào

Chương 6. Từ tế bào đến cơ thể