2. Hoạt động 2

Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến.

Phương pháp giải: Thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: chứng kiến bạn bị đánh, bị cô lập trong lớp học bởi 1 bạn hoặc 1 nhóm bạn; bị bạo lực về tinh thần khi không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra;…

2

Trao đổi về các biểu hiện của bắt nạt học đường.

Phương pháp giải: Thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để trao đổi về các biểu hiện của bắt nạt học đường.

Lời giải chi tiết:

– Tác động vật lí lên bạn.

– Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản của bạn.

– Cô lập bạn.

– Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn trên mạng xã hội.

– Thế hiện thái độ, lời nói khinh thường, dè bỉu bạn.

3

Trao đổi về cách phòng tránh, bắt nạt học đường.

Phương pháp giải: Thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để trao đổi về cách phòng tránh, bắt nạt học đường.

Lời giải chi tiết:

 – Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bắt nạt học đường.

– Điều chỉnh cảm xúc và có phản ứng phù hợp khi có nguy cơ bị bất nạt.

– Chia sẻ thông tin với người tin cậy khi có nguy cơ bị bắt nạt hoặc đã bị bắt nạt.

– Tìm kiếm sự hỗ trợ khí bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác bị bắt nạt.

4

Sắm vai thực hành xử lí các tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

– Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, một nhóm các bạn tranh luận về trận bóng đá diễn ra hôm trước. G cũng đưa ra ý kiến của mình nhưng các bạn không quan tâm và nói: “Cậu không được ý kiến trong nhóm này!”

Nếu là G, em sẽ xử lí như thế nào?

Tình huống 2: M là học sinh giỏi, hiền lành và ít nói, một nhóm bạn trong lớp yêu cầu M chỉ bài trong giờ kiếm tra, nếu không sẽ bị cô lập. Nếu là M, em sẽ xử lí như thế nào?

Phương pháp giải: Thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để giải quyết tình huống.

Lời giải chi tiết:

– Tình huống 1: Nếu là G em sẽ nói chuyện thẳng thắn với các bạn rằng chúng ta ai cũng có quyền được ý kiến, tự do ngôn luận. Các bạn không có quyền ngắn cấm G đưa ra ý kiến.

– Tình huống 2: Nếu là M em sẽ nói với bạn khi kiểm tra cần sự thành thật, bạn không nên làm như vậy. Nếu bạn vẫn cố tình thì em sẽ trao đổi với cô giáo về vấn đề này.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE