5. Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 (lần 2) – Đề số 02

Đề bài

Câu 1 :

Từ trường không tồn tại ở đâu?

  • A.

    xung quanh nam châm

  • B.

    xung quanh điện tích đứng yên

  • C.

    xung quanh dòng điện

  • D.

    xung quanh Trái Đất

Câu 2 :

Nam châm vĩnh cửu có:

  • A.

    một cực

  • B.

    hai cực

  • C.

    ba cực

  • D.

    bốn cực

Câu 3 :

Xét các bộ phận chính của một loa điện:

(1) Nam châm

(2) Ống dây

(3) Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

  • A.

    (2)

  • B.

    (3)

  • C.

    (2), (3)

  • D.

    (1)

Câu 4 :

Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:

  • A.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây

  • B.

    Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây

  • C.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

  • D.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Câu 5 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A.

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B.

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C.

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa

  • D.

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa

Câu 6 :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

  • A.

    Lực điện

  • B.

    Lực hấp dẫn

  • C.

    Lực từ

  • D.

    Lực đàn hồi

Câu 7 :

Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

  • B.

    Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

  • C.

    Chiều chuyển động của dây dẫn.

  • D.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 8 :

Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A.

    Thanh thép bị nóng lên

  • B.

    Thanh thép bị phát sáng

  • C.

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D.

    Thanh thép trở thành một nam châm

Câu 9 :

Hãy chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu

  • B.

    Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm

  • C.

    Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm: Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào ở cực Nam

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng

Câu 10 :

Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?

  • A.

    Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim nam châm

  • B.

    Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt

  • C.

    Vì ống dây có hai cực từ như thanh nam châm

  • D.

    Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực từ giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm

Câu 11 :

Hai nam châm được đặt như sau:

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

  • A.

    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

  • B.

    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

  • C.

    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

  • D.

    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Câu 12 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ trường không tồn tại ở đâu?

  • A.

    xung quanh nam châm

  • B.

    xung quanh điện tích đứng yên

  • C.

    xung quanh dòng điện

  • D.

    xung quanh Trái Đất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên

Câu 2 :

Nam châm vĩnh cửu có:

  • A.

    một cực

  • B.

    hai cực

  • C.

    ba cực

  • D.

    bốn cực

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nam châm nào cũng có hai cực.

Khi để tự do,cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam

Câu 3 :

Xét các bộ phận chính của một loa điện:

(1) Nam châm

(2) Ống dây

(3) Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

  • A.

    (2)

  • B.

    (3)

  • C.

    (2), (3)

  • D.

    (1)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau

=> Bộ phận trực tiếp gây ra âm là màng loa

Câu 4 :

Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:

  • A.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây

  • B.

    Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây

  • C.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

  • D.

    Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Câu 5 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A.

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B.

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C.

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa

  • D.

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

=> Trường hợp vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu: Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

Câu 6 :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

  • A.

    Lực điện

  • B.

    Lực hấp dẫn

  • C.

    Lực từ

  • D.

    Lực đàn hồi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Câu 7 :

Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

  • B.

    Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

  • C.

    Chiều chuyển động của dây dẫn.

  • D.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó

=> Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 8 :

Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A.

    Thanh thép bị nóng lên

  • B.

    Thanh thép bị phát sáng

  • C.

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D.

    Thanh thép trở thành một nam châm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

Câu 9 :

Hãy chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu

  • B.

    Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm

  • C.

    Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm: Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào ở cực Nam

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cả 3 phát biểu A, B, C đều đúng

Câu 10 :

Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?

  • A.

    Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim nam châm

  • B.

    Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt

  • C.

    Vì ống dây có hai cực từ như thanh nam châm

  • D.

    Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực từ giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng vì ống dây có hai cực từ như thanh nam châm

Câu 11 :

Hai nam châm được đặt như sau:

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

  • A.

    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

  • B.

    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

  • C.

    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

  • D.

    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ hình ta nhận thấy, hai nam châm trong ống có cực cùng tên ở gần nhau => chúng đẩy nhau

Lực đẩy này cân bằng với trọng lực làm thanh nam châm ở trên lơ lửng.

Câu 12 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam – ra Bắc

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE