Nguyên nhân và cơ chế đột biến gen

Nguyên nhân gây đột biến gen, cơ chế đột biến gen

NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH.

– Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào.

– Tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột biến.

CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN.

1. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN: các bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dạng hiếm có vị trí liên kết hidro thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát sinh đột biến gen.

– Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân liều lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc của gen.

– Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G –X → T-A

– Sai hỏng ngẫu nhiên: TD liên kết giữa carbon số 1 của đường pentozơ và ađenin ngẫu nhiên bị đứt → đột biến mất adenin.

– Chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit.

2. Tác động của các tác nhân gây đột biến:

– Tác nhân vật lí: tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN →đột biến gen)

– Tác nhân hóa học: chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây biến đổi thay thế A-T → G-X.

– Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes …→ đột biến gen.

Sachgiaihay.com

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC