Giải Bài tập 5 trang 27 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 5 trang 27,28 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:

Biết rằng xa lắm Trường Sa

Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào

Viết làm sao, viết làm sao

Câu thơ nào phải con tàu ra khơi

Thế mà đã có lòng tôi

Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ

Phải đâu chùm đảo san hô

Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành

Hỡi quần đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Sóng bào mãi vẫn không mòn

Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa

[…] Ở nơi sừng sững niềm tin

Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua

Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

(Lê Thị Kim – Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)

Câu 1

Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã biết về thơ lục bát đề làm bài

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:

– Thế thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp – một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

– Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin – nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua – ra).

– Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tự là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).

– Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn.

Câu 2

Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.

Phương pháp giải:

Đọc và nêu những hình ảnh được sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,…

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Câu 3

Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào

Câu 4

Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.

Câu 5

So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:

a. Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rốt đẹp

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa vào làm bài tập

Lời giải chi tiết:

Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhỏ ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy có hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa.

Câu 6

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Hỡi quần đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Phương pháp giải:

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hột thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc – thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương. 

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE